Hầu đồng là một hoạt động tim linh tín ngưỡng, vậy căn hầu đồng là gì, tại sao lại phải hầu đồng. Bài viết sau, Tin nhanh Plus sẽ giải đáp đến bạn hầu đồng là gì, hầu đồng có ý nghĩa gì.
Mục lục bài viết
Hầu đồng là gì?
Hầu đồng là một hoạt động tâm linh tín ngưỡng, không phải là một hoạt động trong phật giáo. Theo Wikipedia định nghĩa hầu đồng là gì được chia sẻ như sau:
- Hầu đồng hay còn được gọi là lên đồng, đồng bóng, hầu bóng là một nghi thức trong hoạt động tín ngưỡng dân gian, tôn thờ nữ thần Đạo Mẫu thộc dòng Shaman giáo của nhiều dân tộc. Hầu đồng là cách giao tiếp với thần linh thông qua cô đồng, cậu đồng.
Hầu đồng là một hoạt động tâm linh ẩn chứa nhiều huyền bí, nên có nhiều người cho rằng đó là một hoạt động “mê tín”. Tuy nhiên, nếu như ai chưa biết rõ về hầu đồng thì sẽ không tin vào hoạt đông tâm linh tín ngưỡng này.

Theo quan niệm dân gian, hầu đồng là cách để kết nối với các vị thần linh, khi đó linh hồn sẽ nhập vào thể xác của người hầu đồng, khiến cho cảm xúc của họ sẽ thăng hoa. Những vị thần có thể sẽ giúp cho người dân trấn yểm, trừ ta, xóa bỏ điềm xấu, phù hộ cho bách gia trăm họ.
Khi các vị thần linh nhập vào thể xác của người hầu đồng, họ sẽ không còn biết gì nữa, họ nhảy múa theo tiếng nhạc, thời gian hầu đồng của mỗi giá đồng sẽ kéo dài từ 30 – 1 tiếng, nó còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác.
Căn hầu đồng là gì? Ai sẽ phải hầu đồng?
Những người có căn số hầu đồng thì họ sẽ phải mở phủ, mở điện (điện thờ cúng), sau đó họ sẽ ra hầu đồng. Những người có căn số họ thường hay bị bệnh tật ốm đau (bệnh về phần âm), chữa chạy bằng thuốc thang không khỏi. Theo dân gian, đó được gọi là “cơ đày”, nôm na là thánh đày. Họ phải ra hầu đồng thì sức khỏe mới có thể ổn định được.

Một khi họ đã ra hầu đồng, thì hàng năm họ sẽ phải hầu đồng ít nhất là một lần, nếu như không hầu đồng thì họ sẽ tiếp tục bị “cơ đày”, sức khỏe ốm yếu, làm ăn thất bại. Hàng năm cứ đến dịp “tháng 8 gỗ cha, tháng 3 giỗ mẹ” thì họ sẽ ra hầu đồng, khi đó những người có căn hầu đồng sẽ tổ chức hầu đồng.
Hầu đồng có phải là một nghi lễ của phật giáo hay không?
Hầu đồng được xem là một hoạt động tín ngưỡng thờ Đức thánh trần, thờ Mẫu tam phủ, Tứ phủ… đó không phải là một nghi lễ trong phật giáo, đó chỉ là một nghi lễ trong dân gian mà thôi.
Những người có căn hầu đồng sẽ tụ họp và tổ chức các buổi hầu đồng, hoạt động này diễn ra không theo một lịch trình cụ thể nào, mà nó được chính những người hầu đồng sắp xếp lịch trình để tổ chức các buổi hầu đồng.

Hầu đồng trong dân gian được xem là hoạt động tín ngưỡng, giúp cho con người có thể kết nối với thần linh, những người đã khuất có thể nhập được vào những cậu đồng, cô đồng. Từ đó âm dương có thể giao tiếp, kết nối với nhau.
Ý nghĩa của nghi lễ hầu đồng
Ý nghĩa của hầu đồng là gì? Hầu đồng giống như một chiếc gương phản chiếu con người thật của những cậu đồng, cô đồng. Khi ra hầu đồng họ mới là chính họ, sống thật với con người của họ, họ nhảy múa, vui vẻ bên các thanh đồng.
Hầu đồng còn giúp cho các cậu đồng, cô đồng chữa lành các bệnh về phần âm, giúp cho công việc thuận lợi hơn… Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ra hầu đồng được, chỉ những người thực sự có căn hầu đồng thì họ mới có thể ra hầu đồng được.
Những nghi thức để thực hiện hầu đồng
Mỗi khi hầu đồng thì những cậu đồng, cô đồng sẽ không còn là chính họ nữa, họ sẽ được các thần linh nhập vào và điều khiển các hoạt động, cử chỉ của mình, vậy nghi lễ hầu đồng là gì?. Cần phải chuẩn bị những gì?.
1. Những lễ vật chuẩn bị cho việc hầu đồng
Lễ vật hầu đồng
Các lễ vật trong khóa hầu đồng thường khá đơn giản, sẽ bảo gồm những đồ cúng bình thường như: Xôi, gà, trái cây, trầu cau, thuốc, rượu, vàng mã… Tuy nhiên, những năm gần đây lễ vật trong hầu đồng đã phong phú hơn rất nhiều.
Lễ vật hầu đồng sẽ được đựng trong các mâm hoặc khay lớn, được tạo thành những hình tháp chữ nhật, kẻ ở chính giữa sẽ bao gồm chén, đĩa, đũa bạc, cốc pha lê. Ở giữa sẽ có một chiếc gương lớn được phủ bởi khăn thêu. Hai bên bục và ở đằng trước kỷ sẽ bày bốn mâm tứ phủ, mỗi mâm sẽ bao gồm: 9 quả trứng, 1 quạt, 1 lược, 1 guốc, cùng với 9 miếng vải vuông phủ phía trên.
Bên cạnh mâm lễ cần phải có 1 chum nhỏ, một chiếc thau nhỏ, 1 mâm hài sơn trang và mũ hài hình chim phượng, cùng với một trăm thỏi vàng. Ở phía trước của bàn thờ sẽ bày thêm các loại vàng mã, 2 chiếc thuyền rộng có hình cánh phượng và 12 hình nhân đang chèo thuyền, 1 đôi voi, 1 đôi ngựa đã đủ hàm thiếc, yên cương.
Dàn nhạc
Dàn nhạc để phục vụ cho khóa hầu đồng sẽ bao gồm: 1 chiếc đàn nguyệt, 1 sáo, 1 trống lớn, 1 trống nhỏ, 1 đàn nhị, 1 phách,1 cảnh đôi. Đây là dàn nhạc phục vụ trong suốt buổi hầu đồng.
Trang phục
Trang phụ hầu đồng sẽ gồm có 36 giá đồng và tương ứng với 36 vị thánh, 36 giá đồng thì sẽ có 36 trang phục khác nhau. Vì thế cậu đồng, cô đồng sẽ chuẩn bị cho mình 36 trang phục khác nhau để có thể hầu được nhiều giá khác nhau. Ngoài ra, các trang phục, phụ kiện cần chuẩn bị thêm bao gồm:
- 1 chiếc khăn đỏ để che mặt
- 5 chiếc áo dài có màu sắc khác nhau và 1 chiếc quần trắng
- 1 chiếc khăn tấu hương và các loại khăn khác
- Thắt lưng màu
- Thẻ ngà, vòng, hoa tai, chuỗi hạt, kiềng bạc, quạt, phấn son…
Màu sắc của trang phục phải phù hợp với trang phục của mỗi giá khác nhau, như thế mới đồng bộ và hợp nhất khi hầu đồng.
2. Hầu đồng sẽ phải làm những việc gì?
Trong một buổi hầu đồng, những cậu đồng, cô đồng sẽ được các thánh nhập vào người, sau đó họ thực hiện chỉ thị của các thánh, khi được nhập cậu đồng, cô đồng sẽ nhảy múa, ban phước, ban lộc cho mọi người.
Lời kết
Hầu đồng là một hoạt động tín ngưỡng trong dân gian, qua bài viết này chắc bạn đã hiểu được “hầu đồng là gì” rồi phải không nào. Cuối cùng, Tin nhanh Plus chúc bạn có nhiều niềm vui trong cuộc sống!
>> Gợi ý thêm dành cho bạn: