Trong mỗi con người ai cũng sẽ tồn tại một “bản ngã”, vậy bản ngã tốt hay xấu, bản ngã là gì? Tại sao phải khắc chế bản ngã trong mỗi con người. Bài viết sau đây, Tin nhanh Plus giải đáp đến bạn ý nghĩa của từ bản ngã, bản ngã là gì trong phật giáo.
Mục lục bài viết
Bản ngã là gì?
“Bản ngã” là một từ Hán Việt, trong đó “Bản” là “Bổn“, còn “Ngã” là “Tôi“, “Bản ngã” có ý nghĩa là “Chính tôi” ý nói về bản thân của mình, hoặc bạn có thể hiểu nôm na “bản ngã” chính là “cái tôi” của mình. Cái tôi ở đây chính là ý thức, tính cách bản thân của mỗi người hoặc có thể là một người nào đó.
Wikipedia đã định nghĩa “cái tôi” của mỗi con người như sau:
– Trong triết học: “Cái tôi” hay “bản ngã” được hiểu đó là ý thức hoặc là tôi. Trong đó sẽ bao gồm những đặc tính để phân biệt mình với một người khác.
– Trong phân học: “Cái tôi” hay “bản ngã” được dịch sang tiếng Anh là “Ego”, đây được xem là tính cốt lõi của tính cách, liên quan mật thiết đến thực tại và chịu ảnh hưởng bởi xã hội.
Ngay từ khi mới sinh ra, mỗi con người đã hình thành nên một “cái tôi”, theo năm tháng bị ảnh hưởng của môi trường xã hội “cái tôi” trong mỗi con người sẽ được rèn giũa, học cách kiềm chế, học cách ứng sử, học cách kiểm soát những ham muốn vô thức của bản thân, “cái tôi” trong con người sẽ khắc chế những sự ham muốn đó.
– Trong triết lý phật giáo: “Cái tôi” thường được gọi là “ngã”, “cái tôi” trong phật giáo được thuyết đó là thể tính trường tồn, không bị ảnh hưởng bởi tu tập, sinh tử. Đạo phật không công nhận sự có mặt, sự hiện diện của “ngã” như trong tâm lý học. Mà “bản ngã” được cấu thành từ “phần thân thể” và “phần tâm thức”, được biến đổi không ngừng theo đơn vị nhỏ nhất của thời gian.
Có rất nhiều khái niệm chia sẻ “bản ngã là gì”, tuy nhiên bạn có thể hiển nôm na “Bản ngã” chính là niềm tin, ý tưởng, kinh nghiệm, hoặc có thể quan niệm rằng bản thân của chúng ta là một cá thể riêng biệt, được tách biệt hoàn toàn so với thể giới hiện tại và tự chịu trách nhiệm cho các hành vi của mình.
“Bản ngã” chính là sống với cái tôi của riêng mình, theo thời gian phát triển cái tôi lớn lên, nhằm khẳng định giá trị của bản thân, khẳng định cái tôi của chính mình. Trong nhà Phật dạy rằng, một khi “cái tôi” của con người càng lớn thì có thể sẽ gây ra những sai lầm, nghiệp chướng.
Tuy nhiên, “cái tôi” trong mỗi con người ai cũng đều phải có, nếu như cái tôi của mình quá lớn thì hãy học cách kiềm chế, hạ bớt cái tôi của mình xuống, cố gắng phát huy tối đa khả năng của bản thân, cố gắng hoàn thiện mình, khi đó bạn sẽ có được những điều “ngọt ngào” trong cuộc sống!
Cơ chế hoạt động của “bản ngã” trong mỗi con người
Cơ chế hoạt động của bản ngã sẽ bao gồm Kiểm soát, Xây dựng và duy trì, Phản chiếu và được hình thành như sau:
– Kiểm soát: “Bản ngã” sẽ tự đồng hóa, định nghĩa bản thân vào tất cả những thứ mà nó tin rằng nó đang kiểm soát.
Ví dụ: Nếu bạn tin rằng bạn đang điều khiển cơ thể của mình thì đó là cơ thể của bạn, bạn tin rằng mình đang điều khiển tâm trí của mình thì đó là tâm trí của bạn, nếu như bạn tin rằng mình đang điều khiển công ty của mình thì đó sẽ là công ty của bạn, nếu bạn tin rằng mình đang điều khiển con cái của mình thì đó chính là con của bạn…
– Xây dựng và duy trì: Bản ngã sẽ kiểm soát, luôn giữ vững và bảo vệ sự kiểm soát đó, thậm chí nó còn muốn bành chướng hơn. Bản chất thực của bản ngã chỉ là “hư cấu và tạm bợ”, nó muốn có thể kiểm soát được càng nhiều thứ càng tốt, từ đó sẽ cảm thấy lớn mạnh hơn. Đây cũng chính là lý do tại sao con người ngày càng tham lam hơn, luôn muốn có tiền bạc và quyền lực, khi đó chúng ta sẽ có một cảm giác mình đang kiểm soát được mọi thứ.
Ví dụ: Bạn bị mất chiếc điện thoại, mất đi chiếc máy tính của mình, bạn cảm thấy thật tồi tệ, buồn chán và trống rỗng bên trong. Cảm giác buồn chán, trống rỗng đó sẽ còn tăng lên gấp nhiều lần nếu như bạn mất đi người thân thiết của mình.
– Phản chiếu: “Bản ngã” sẽ không thể tự đánh giá, hay có thể nhìn nhận chính bản thân của mình, nó cũng giống như việc bạn sẽ không thể nhìn thấy được gương mặt của mình khi không soi qua gương. Vì thế, bản ngã sẽ tin và tạo thêm ra vô số bản ngã khác, từ đó bản ngã sẽ tự mình đánh giá thông qua phản chiếu từ các bản ngã khác. Hoặc bạn có thể hiểu nôm na là bạn chỉ có thể nhìn thấy bản thân của mình qua con mắt của người khác.
Ví dụ: Bạn sẽ không thể biết được năng lực thật sự của bạn thân mình, phải thông qua một người giỏi hơn mình thì mới có thể xác định được năng lực thật sự của bạn, bạn cũng sẽ không thể biết được mức độ vẻ đẹp của mình, bạn sẽ phải thông quan một người khác thì mới có thể xác định được.
Khi bạn chụp hình và đăng lên mạng xã hội, người khác sẽ đưa ra những lời khen ngợi thì khi đó bạn sẽ biết được sự phản chiếu bản ngã trong con người của mình. Đôi khi sự phản chiếu chân thực có thể sẽ làm cho bạn thất vọng hơn khi được người khác đánh giá thấp.
>> Xem thêm: Bad boy là gì? Những dấu hiệu để nhận biết đó là một Bab boy
Cách giúp bạn có thể vượt qua được bản ngã và sống thật với con người của mình
1. Bạn cần phải chấp nhận, kiềm chế bản thân
Mỗi con người khi sinh ra sẽ đều có trong mình một “bản ngã”, bạn cần phải học cách chấp nhận và kiềm chế bản ngã của bản thân mình. Nếu chẳng may bạn gặp phải những điều tồi tệ, những điều không mong muốn thì bạn cũng không nên chán nản, đổ lỗi, hãy nhìn lại bản thân của mình, hạ cái tôi của mình xuống, cố gắng thay đổi bản thân, tự tin vượt qua bản ngã của chính mình.
2. Hướng tới thực tại, tập trung vào bản thân
Khi bạn đã hiểu được “bản ngã là gì” thì bạn cần phải hướng tới thực tại, tập trung vào mục tiêu của mình, không nên ảo tưởng, không nên cố chấp, điều này sẽ chỉ khiến cho mọi chuyện tồi tệ thêm mà thôi, hãy học cách soi xét và nhìn nhận “bản ngã” của mình, từ đó không ngừng hoàn thiện, khi đó bạn sẽ có được những thành công ngoài mong đợi.
3. Bạn là một phiên bản khác biệt
Bạn sinh ra đã là một phiên bản đặc biệt, vì thế bạn không cần phải so sánh mình với bất cứ ai, hãy cố gắng làm việc, cố gắng trau dồi kiến thức, hãy đánh thức đam mê của mình, khi đó “bản ngã” trong con người bạn sẽ hướng đến những điều tốt đẹp, tương lai là của bạn, mình phải là “bản ngã” của riêng mình bạn nhé!
4. Học cách chấp nhận và không đổ lỗi
Khi bạn đã nắm rõ khái niệm “bản ngã là gì” rồi, thì bạn cần phải học cách chấp nhận thất bại, tuyệt đối không được đổi lỗi những sai lầm của mình cho người khác, cho hoàn cảnh. Số phận là của bạn, thành công là do bạn, hãy biết chấp nhận thất bại để hướng tới thành công, hãy cố gắng tạo ra một “bản ngã” hoàn hảo nhất cho con người của mình bạn nhé!
Sẽ không ai có thể giúp đỡ bạn “thành công”, cũng chẳng ai có thể giúp bạn khắc phục “thất bại”, chỉ có bạn và chính bạn. Vì thế, hãy gạt bỏ những “bản ngã” không tốt, hãy biến con người của mình thành một phiên bản đắt giá, khi đó hạnh phúc sẽ mỉm cười với bạn.
Những phương pháp giúp vượt qua bản ngã
1. Thiền
Trong đạo phật, thiền chính là phương pháp giúp tĩnh tâm, giúp cho chữa lành vết thương, giúp gạt bỏ đi những suy nghĩ tiêu cực trong con người của mình.
Khi thiền tâm hồn của bạn sẽ bay bổng, từ đó giúp kết nối với con người thật của mình, tạo ra được những khoảng không tĩnh lặng, dần dần những áp lực, những mệt mỏi trong con người của bạn sẽ được tan biến.
2. Đọc sách
Đọc sách sẽ giúp nâng cao sự hiểu biết, giúp cho bạn có thể thư giãn, cũng như thay đổi thói quen của mình. Có rất nhiều những cuốn sách hay nói về “cách thay đổi bản thân”, bạn có thể tìm đọc để học cách thay đổi bản thân của mình trở nên tốt hơn bạn nhé.
3. Nghe giảng đạo
Những triết lý sâu xa khi nghe giảng đạo sẽ giúp cho trí tuệ của con người được khai sáng, hanh thông. Nghe giảng đạo sẽ là cách tốt nhất để hạ “bản ngã” của mình xuống, nâng cao giá trị của bản thân, tâm hướng đến những điều thiện lành, cuộc sống trở nên vui vẻ hơn.
Lời kết
Trên đây là bài viết “bản ngã là gì“, mình hi vọng qua những dòng chia sẻ này của mình đã giúp cho bạn nắm rõ được khái niệm của bản ngã, làm thế nào để gạt bỏ đi cái tôi trong con người của mình. Chúc cho cuộc sống của bạn luôn tràn gập hạnh phúc, đừng quên truy cập vào Tin nhanh Plus lúc rảnh rỗi để đón đọc nhiều hơn những bài viết thú vị bạn nhé! <3
>> Gợi ý thêm dành cho bạn:
- Tra nam là gì? Trạch nữ là gì? Trạch nam là gì?
- Tự ái là gì? Dấu hiệu nhận biết những người hay tự ái
- Cơm chó là gì? Cẩu lương là gì? Ý nghĩa của từ cơm chó
- Hướng nội là gì? Tính cách của người hướng nội
- Gia trưởng là gì? Những biểu hiện của người đàn ông gia trưởng
- Trap là gì? Trap nghĩa là gì trên Facebook và tình yêu