Bạn đang băn khoăn, chưa thể xác định, chưa thể trả lời được câu hỏi Dụ dỗ hay Dụ giỗ từ nào viết đúng chính tả?. Bài viết sau đây Tin nhanh Plus sẽ giải đáp đến bạn từ dụ dỗ với dụ giỗ đâu mới là từ đã được viết đúng chính tả.
Mục lục bài viết
Dụ dỗ là gì?
Dụ dỗ nghĩa là làm cho người khác tin tưởng, nghe theo mình bằng những lời hứa hẹn,…
Ví dụ:
– Lời nói dụ dỗ
– Dụ dỗ trẻ con
Dụ dỗ hay Dụ giỗ từ nào viết đúng chính tả?
Trong từ điển tiếng Việt chỉ có từ “Dụ dỗ”, hoàn toàn không có từ “Dụ giỗ”, vì thế từ đã được viết đúng chính tả ở đây sẽ là từ “Dụ dỗ”, còn từ “Dụ giỗ” sẽ là từ đã bị viết sai lỗi chính tả.
Giải thích:
– Dụ dỗ: Trong đó từ “Dụ” có nghĩa là “hứa hẹn, làm cho người khác nghe theo”, còn từ “Dỗ” ở đây sẽ có nghĩa là “dùng những lời nói ngọt ngào, khéo léo để dỗ người khác”. Từ đó chúng ta sẽ biết được chính xác từ “Dụ dỗ” sẽ có nghĩa là dùng những lời nói khéo léo, ngọt ngào để hứa hẹn làm cho người khác nghe theo.
– Dụ giỗ: Trong đó từ “Dụ” cũng sẽ có nghĩa là “hứa hẹn, làm cho người khác nghe theo”, còn từ “Giỗ” sẽ có nghĩa là “ăn giỗ, ngày giỗ”. Khi đó ta sẽ biết được từ “Dụ giỗ” sẽ là từ đã bị viết sai về lỗi chính tả, đồng thời từ dụ giỗ cũng sẽ không có nghĩa.
Dụ giỗ là gì?
Như bạn đã biết, từ dụ giỗ là từ đã bị viết sai chính tả, vì vậy từ dụ giỗ sẽ không được sử dụng trong giao tiếp, đồng thời từ dụ giỗ sẽ không được sử dụng trong các văn bản thông báo, văn bản hành chính,…
Trên Facebook hiện nay từ dụ giỗ được rất nhiều bạn sử dụng, đây được xem là một sự nhầm lẫn rất nghiêm trọng, bạn có thể sẽ bắt gặp từ dụ giỗ trên một số bài đăng, trên một số dòng bình luận như: Dụ giỗ người khác, dụ giỗ học sinh,…
>> Xem thêm; Dở thói hay Giở thói từ nào viết đúng chính tả?
Một số ví dụ về từ dụ dỗ
– Dùng lời nói ngọt ngào để dụ dỗ người khác
– Bà ấy đã dụ dỗ những đứa trẻ hàng xóm
– Anh ấy đã dụ dỗ người khác để lừa đảo
– Họ đã dùng những lời hứa hẹn để dụ dỗ những bạn sinh viên
– Nhãn hàng đã dụ dỗ người dùng bằng cách quảng cáo không đúng sự thật
Khi nào thì nên sử dụng từ dụ dỗ
– Sử dụng từ dụ dỗ để nói về ai đó: Bạn có thể sử dụng từ dụ dỗ để nói về những người thường xuyên đi dụ dỗ người khác bằng những lời nói ngọt ngào, lời hứa hẹn không có thật,… (Ví dụ: Hắn ta thường xuyên sử dụng những lời hứa hẹn để dụ dỗ người khác).
– Sử dụng từ dụ dỗ để nói về các nhãn hàng: Nếu như một nhãn hàng nào đó đưa ra những quảng cáo không đúng sự thật để dụ đỗ người khác thì bạn có thể sử dụng từ dụ dỗ để nói về họ,… (Ví dụ: Nhãn hàng đã quảng cáo không đúng sự thật để dụ dỗ khách hàng).
Lời kết
Qua một số thông tin đã được giải đáp trong bài viết Dụ dỗ hay Dụ giỗ từ nào viết đúng chính tả?. Mình hi vọng và mong rằng bạn đã có thể trả lời, lý giải được cụ thể nhất đối với cách viết đúng chính tả của từ dụ dỗ.
>> Gợi ý thêm dành cho bạn: