Giác ngộ là gì? Tại sao mỗi con người trong chúng ta đều phải giác ngộ? Giác ngộ có giúp cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn hay không?. Bài viết sau đây Tin nhanh Plus sẽ chia sẻ đến bạn ý nghĩa của từ giác ngộ là gì?.
Mục lục bài viết
Giác ngộ là gì?
“Giác ngộ” là một từ Hán Việt có nghĩa là “Thức tỉnh“, giác ngộ sẽ giúp cho con người có thể thoát khỏi những sự u mê, ngu nguội, từ bỏ những thói xấu để hướng tới lẽ phải, hoàn thiện con người của mình. Giác ngộ cũng có thể hiểu là tuệ giác của con người trong mỗi chúng ta.
Trong đạo phật giác ngộ sẽ giúp cho con người hướng tới cái đẹp, hướng tới những điều tốt lành, tránh đi lầm đường vào những con đường tội lỗi, những con đường xấu xa. Giác ngộ sẽ giúp cho con người có thể nhìn thấu được mọi việc, từ đó có cách nhìn sáng suốt hơn, tinh anh hơn.

Khi một người bình thường giác ngộ họ sẽ trở thành con của nhà phật, cuộc sống của họ sẽ trở nên an lạc hơn, không còn nghĩ đến những chuyện hơn thua, xấu xa trên cuộc đời, từ đó giúp cho cuộc sống của họ nhẹ nhàng hơn, êm đẹp hơn.
Giác ngộ có phải là giải thoát hay không?
Như mình đã chia sẻ đến bạn ở bên trên giác ngộ là gì, tiếp theo hãy cùng mình tìm hiểu xem giác ngộ có phải là giải thoát hay không bạn nhé!
Thực tế, hiện nay có nhiều người vẫn đang nhầm lẫn giữa giác ngộ và giải thoát là hoàn toàn giống nhau, điều này là không hoàn toàn chính xác. Trong nhà phật giải thoát có nghĩa là “thoát khỏi vòng tái sinh luôn hồi”, hoặc giải thoát cũng sẽ được hiểu là “giải thoát khỏi những sự khổ đau, phiền não”.
Giác ngộ là gì trong nhà phật?
Trong nhà phật, tứ thánh đế có nghĩa là khổ, mọi sử vật ở trên đời đều phải trả qua những sự khổ đau mà thành, không ai trong chúng ta là không phải trải qua những khổ đau trong cuộc đời. Giác ngộ sẽ giúp cho con người không còn cảm thấy khố đau, không còn cảm thấy đau đớn, trí tuệ con người sẽ được khai sáng, hanh thông, hướng tới những điều thiện, điều tốt đẹp.

Để có thể giác ngộc sẽ phải trải qua một quá trình tu tập thật nghiêm túc, chỉnh chu, tâm hướng phật, gạt bỏ hoàn toàn áp lực trong cuộc sống ra ngoài thì khi đó họ mới thật sự giác ngộ, khai sáng trí tuệ của mình.
Giác ngộ là cả một quá trình, nếu như người nào biết giác ngộ sớm thì cuộc sống của họ sẽ thật an nhiên, an lạc, hạnh phúc với cuộc đời của mình.
>> Xem thêm: Tham sân si là gì? Ý nghĩa của từ tham sân si trong nhà phật
Ý nghĩa của từ giác ngộ trong phật giáo
Nếu như bạn đã nắm rõ được giác ngộ là gì, thì bây giờ hãy cùng mình tìm hiểu về ý nghĩa sâu xa của từ giác ngộ trong phật giáo ngay sau đây bạn nhé!
Trong phật giáo giác ngộ sẽ là thức tỉnh, hướng con người tới những điều tốt đẹp, thiện lành, hướng tâm của mình không làm những điều xấu, tuệ được khai sáng, hướng con người đến những suy nghĩ tích cực, yên an, hạnh phúc.
Giác ngộ không phải là giải thoát, mà giác ngộ sẽ giúp cho trí tuệ của con người được khai sáng, biết nhìn nhận về những việc mình đã làm, sám hối những tội lỗi mà mình đã gây ra, từ đó giúp cho tâm của chúng ta được thanh than hơn, bớt khổ đau hơn.
Trong đạo phật, giác ngộ sẽ là con đường nhanh nhất để hướng con người đến với những điều tươi đẹp, hướng tới những điều hạnh phúc, chính vì thế mà giác ngộ sẽ giúp cho mỗi con người trở nên hạnh phúc hơn, tâm của họ được an lạc hơn, cuộc sống của họ không còn phải chịu nhiều khổ hạnh, đau khổ.
Dấu hiệu nhận biết của sự giác ngộ
Khi bạn đã nắm rõ được giác ngộ là gì, bây giờ hãy cùng mình tìm hiểu về những dấu hiện nhận biết của sự giác ngộ trong mỗi con người của chúng ta bạn nhé!
– Nhận biết được rằng tất cả thành công, của cải trong cuộc sống không phải là tất cả, chỉ có cơ thể và sức khỏe của mình mới là tất cả.
– Con người chợt nhận ra mình đã quá sai lầm trong cuộc sống, họ nhận ra mình đã quá tham lam khi đặt ra những mục tiêu quá lớn, những mục tiêu không có thật.
– Con người không biết được mục đích cuộc sống của mình là gì, không biết được điều mình muốn là gì, vẫn cứ cố gắng miệt mài tìm kiếm những thứ vô hình.
– Nhận biệt được những điều mình nghe thấy, nhìn thấy không đúng như sự thật.
– Nhận biết được rằng mình đang lạc lối, cô đơn trong cuộc sống, trong hiện tại.
– Thấu hiểu được sự không hạnh phúc của người khác, thấu hiểu được nỗi đau của người khác.
– Sống nội tâm, nhìn các vấn đề theo một hướng tích cực, không còn bận tâm đến những điều hơn thua.
– Đồng cảm, thấu hiểu, chia sẻ với những người đang chịu tổn thương, đang chìm đắm trong đau khổ.
– Yêu thương mọi người, nhìn nhận mọi sự việc theo thiên hướng của sự từ bi, không làm những điều sai trái, điều ác với người khác.
– Trong tâm luôn hướng tới phật pháp, luôn cầu nguyện cho bản thân và gia đình của mình được yên an, hạnh phúc.
– Không phân biệt giàu nghèo, giai cấp, sống hòa thuận với mọi người.

Cảnh giới của sự giác ngộ là gì?
Khi một người đã đạt tới cảnh giới của sự giác ngộ thì tâm của họ sẽ luôn hướng tới những điều thiện lành, mỗi bước đi của họ đều mang đến những điều thiện, những điều tốt đẹp cho cuộc đời, cho mọi người. Khi đạt tới cảnh giới cao nhất của sự giác ngộ chính là giải thoát cho chính mình khỏi những phiền não, sự u buồn, sự khổ đau.
Tâm và tuệ của họ sẽ được khai sáng, an yên, khi gặp những chuyện trắc chở, khổ đau họ sẽ đón nhận nó một cách nhẹ nhàng, cố gắng giải quyết nó theo một hướng tích cực, tốt đẹp nhất.
Do đó, nếu như người nào càng giác ngộ sớm thì tâm và tuệ của họ sẽ càng thoải mái, không còn phải khổ đau, phiền toái, âu lo,… Vì thế, bạn hãy tập cho mình thói quen giác ngộ, thoái quen sống tích cực, thói quen nghĩ và làm những việc thiện để cho cuộc đời của mình được yên an và thật hạnh phúc bạn nhé!
Lời kết
Trên đây là bài viết giác ngộ là gì, hi vọng với những sự chia sẻ này của mình đã giúp bạn có thể nắm rõ được ý nghĩa sâu xa của từ giác ngộc, giác ngộ là gì trong nhà phật, cảnh giới của giác ngộ là gì?. Chúc cho bạn có một cuộc đời thật yên an, hạnh phúc! Đừng quên quay trở lại trang Tin nhanh Plus để có thể khám phá, xem thêm các bài viết ý nghĩa về đạo phật bạn nhé!
>> Gợi ý thêm dành cho bạn: