Bạn chưa thể xác định, đang cảm thấy mông lung đối với câu hỏi Kìm chế hay Kiềm chế từ nào viết đúng chính tả?. Bài viết sau đây Tin nhanh Plus sẽ giải đáp đến bạn từ kìm chế với kiềm chế đâu mới là từ đã được viết đúng chính tả.
Mục lục bài viết
Kiềm chế là gì?
Kiềm chế nghĩa là giữ ở chừng mực nhất định, không cho tự do hoạt động, không cho tự do phát triển,…
Ví dụ:
– Kiềm chế sự phát triển
– Kiềm chế sự đối phương
Kìm chế hay Kiềm chế từ nào viết đúng chính tả?
Trong từ điển tiếng Việt chỉ có từ “Kiềm chế”, hoàn tàn không có từ “Kìm chế”, vì thế từ được viết đúng chính tả ở đây sẽ là từ “Kiềm chế”, còn từ “Kìm chế” sẽ là từ đã bị viết sai chính tả.
Giải thích:
– Kiềm chế: Trong đó “Kiềm” ở đây sẽ có nghĩa là “kìm nén, giữ ổn định”, còn “Chế” có nghĩa “khống chế, hạn chế”. Từ đó chúng ta có thể xác định được từ “Kiềm chế” sẽ có nghĩa là “kìm nén, khống chế, hạn chế cảm xúc, sự phát triển của ai đó”.
– Kìm chế: Trong đó “Kìm” sẽ có nghĩa là “chiếc kìm, một loại dụng cụ được sử dụng để giữ các đồ vật”, còn từ “Chế” cũng sẽ có nghĩa là “khống chế, hạn chế”. Khi đó chúng ta sẽ biết được từ “Kìm chế” sẽ là từ viết sai chính tả và là từ không có nghĩa.
Kìm chế là gì?
Như bạn đã biết, kìm chế là từ viết sai chính tả, vì thế từ kìm chế không được sử dụng trong giảng dạy và từ kìm chế cũng sẽ không được sử dụng trong giao tiếp,…
Trên Facebook bạn sẽ không khó để bắt gặp từ kìm chế, đây được xem là sự nhầm lẫn rất nghiêm trọng đối với lỗi chính tả của từ kiềm chế, bạn có thể sẽ bắt gặp từ kìm chế trên một số hội nhóm và trên một số bình luận như: Kìm chế cảm xúc, kìm chế bản thân,… đây là một lỗi viết sai chính tả tương đối nghiêm trọng đối với từ kiềm chế.
>> Xem thêm: Chế diễu hay Chế giễu đâu là từ viết đúng chính tả?
Một số ví dụ về từ kiềm chế
– Cô ấy đã phải cố gắng kiềm chế cảm xúc của mình
– Cô ấy muốn kiềm chế đối thủ của mình
– Ông ấy không thể kiềm chế được cảm xúc của mình khi gặp lại con trai
– Kinh tế suy thoái khiến cho công ty bị kiềm chế sự phát triển
– Anh ấy luôn phải kiềm chế nỗi đau mất mát người thân
– Anh ấy đã cố găng kiềm chế cảm xúc mỗi khi tranh cãi với vợ của mình
Khi nào thì nên sử dụng từ kiềm chế
– Sử dụng từ kiềm chế trong tình yêu: Trong tình yêu sự giận dỗi, tranh cãi là điều không thể tránh khỏi, bạn có thể sử dụng từ kiềm chế để nói về sự kiềm nén của mình trong tình yêu,… (Ví dụ: Tôi và cô ấy đã tranh cãi với nhau và tôi đã phải kiềm chế cảm xúc của mình).
– Sử dụng từ kiềm chế trong công việc: Nếu như bạn bị cấp trên, đối thủ kiềm chế sự phát triền của mình thì bạn có thể sử dụng từ kiềm chế để nói về điều đó,… (Ví dụ: Cấp trên đã cố tình kiềm chế sự phát triển của tôi).
Lời kết
Với những nội dung đã có trong bài viết Kìm chế hay Kiềm chế từ nào viết đúng chính tả?. Mình mong muốn và hi vọng là bạn đã thật sự xác định, nắm bắt được chi tiết và rõ ràng nhất đối với cách viết đúng chính tả của từ kiềm chế.
>> Gợi ý thêm dành cho bạn: