Khi đi làm các loại giấy tờ bạn nhận thấy có những ô yêu cầu ghi rõ thông tin về nguyên quán, nhưng bạn lại không nắm rõ được nguyên quán là nơi mình đã sinh ra hay là nơi mình đang sinh sống. Do đó, bạn đang thắc mắc nguyên quán là gì? Nguyên quán và quê quán khác nhau như thế nào?. Bài viết sau đây Tin nhanh Plus sẽ giải đáp đến bạn ý nghĩa của từ nguyên quán.
Mục lục bài viết
Nguyên quán là gì?
“Nguyên quán” được hiểu là “nơi cư trú trong giấy khai sinh hoặc nơi cư trú trong sổ hộ khẩu” của bạn, nếu như trường hợp bạn không có giấy khai sinh hoặc không có sổ hộ khẩu thì bạn có thể sử dụng nguồn gốc của cha mẹ, ông bà nội ngoại.
Khi ghi nguyên quán thì bạn cần phải ghi đầy đủ thông tin về số nhà, thôn/xóm, quận/huyện, tỉnh/thành phố. Nếu như trường hợp bạn không nhớ rõ những thông tin này, thì bạn hãy liên hệ với người thân của mình để có thể ghi rõ thông tin nguyên quán trên các loại giấy tờ được chính xác nhất.
Quên quán là gì?
“Quên quán” sẽ là quê quán của người cha hoặc người mẹ của bạn, đó được xem là nơi mà cha mẹ bạn sẽ lấy để làm nơi đăng ký hộ tịch, cha mẹ bạn sẽ là người quyết định lựa chọn quê quán cho bạn, có thể là bạn sẽ theo quê quán của cha hoặc cũng có thể là bạn sẽ theo quê quán của mẹ.
Đối với trường hợp cha mẹ của bạn không xác định được quên quán, thì sẽ được lấy theo tập quán. Đối với người Việt Nam, hầu hết quê quán sẽ được lấy theo quê quán của cha, cũng có một số nơi sẽ lấy theo quê quán của mẹ, nó còn phụ thuộc vào nhiều trường hợp khác nhau…
Trú quán là gì?
“Trú quán” chính là nơi mà bạn đang sinh sống hoặc thường xuyên sinh sống ở đó. Ví dụ: bạn sinh ra tại Bắc Ninh, nhưng bạn lại sinh sống tại Hà Nội thì khi đó trú quá của bạn sẽ được lấy địa chỉ tại Hà Nội nơi mà hiện tại bạn đang sinh sống.
Theo pháp luật của Việt Nam quy định, những người thường xuyên sinh sống tại một nơi nào đó thì đó sẽ là trú quán của họ.
>> Xem thêm: Việt Nam có bao nhiêu họ? Danh sách các dòng họ ở Việt Nam
Nguyên quán và quê quán khác nhau như thế nào?
Như bên trên mình đã chia sẻ đến bạn “nguyên quán là gì”, “quê quán là gì”, tiếp theo mình sẽ chia sẻ đến bạn sự khác nhau giữa nguyên quán và quê quán.
Nguyên quán: Chính là nơi đã được ghi trong giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, bạn có thể xem nguyên quán của mình tại giấy khai sinh. Ngoài ra, nếu như bạn không có giấy khai sinh hoặc không có sổ hộ khẩu thì bạn có thể sử dụng nguồn gốc của cha mẹ, ông bà nội ngoại…
Quê quán: Được hiểu đó là quê quán của người cha hoặc người mẹ của bạn, quê quán sẽ được cha mẹ bạn thỏa thuận với nhau để ghi vào trong giấy khai sinh của bạn. Thông thường quê quán sẽ được lấy theo địa chỉ của người cha. Tuy nhiên, nếu như cha mẹ bạn ly dị khi bạn chưa chào đời thì có thể quê quán của bạn sẽ được lấy theo quê quán của mẹ bạn.
Nguyên quán và quê quán đều được xem là “quê”, nhưng nguyên quán có phần sâu xa hơn so với quê quán, chứ nó cũng không hẳn là hoàn toàn giống nhau.
Tại sao cần phải nắm rõ nguyên quán của mình?
Trong nhiều loại giấy tờ hành chính hiện nay yêu cầu người dân cần phải ghi rõ “nguyên quán” của mình, tuy nhiên có nhiều người còn mông lung không biết nguyên quán là nơi cư trú trong giấy khai sinh hay là nơi mình đang sinh sống, vì thế có nhiều người không nắm rõ được “nguyên quán là gì”.
Do đó, để không bị nhầm lẫn trong khi đi làm thủ tục các loại giấy tờ thì bạn cần nắm rõ “nguyên quán chính là nơi đã được ghi trong giấy khai sinh của bạn”. Điều này sẽ giúp cho bạn không ghi nhầm nguyên quán và tránh bị rắc rối khi làm sai các loại giấy tờ.
Cách ghi quê quán trong giấy khai sinh
Giấy khai sinh được xem là một loại giấy tờ hộ tịch rất quan trọng của bất kỳ công dân nào tại Việt Nam, việc kê khai giấy khai sinh là một điều quan trọng và cần thiết đối với mỗi cá nhân, nếu như một cá nhân nào đó không có giấy khai sinh thì sẽ rất khó có thể làm được cái loại giấy tờ khác như: Căn cước công dân, sổ hộ khẩu, thủ tục nhập học,…
Theo quy định của pháp luật Việt Nam việc ghi quê quán trong giấy tờ khai sinh được dựa trên quê quán của người cha hoặc người mẹ của bạn và sẽ được thỏa thuận giữa hai người, hầu hết hiện nay quê quán của con sẽ được dựa trên quê quán của người cha.
Ví dụ: Người cha có quê quá tại Từ Sơn – Bắc Ninh, người mẹ có quê quán tại Hoài Đức – Hà Nội, thì quê quán của con có thể sẽ là Từ Sơn – Bắc Ninh hoặc Hoài Đức – Hà Nội, thông thường quê quán của con sẽ được lấy theo quê quán của người cha.
Cần phải làm gì khi không biết nguyên quán của mình là gì?
Nếu như bạn không biết được nguyên quán của mình là gì thì bạn có thể xem nguyên quán trong giấy khai sinh của mình, trong giấy khai sinh sẽ ghi rõ nguyên quán của bạn và bạn sẽ không bị nhầm lẫn mỗi khi điền thông tin nguyên quán vào những loại giấy tờ quan trọng.
Ngoài ra, nếu như bạn là một người không có giấy khai sinh, thì bạn có thể sử dụng nguồn gốc của cha mẹ, ông bà nội ngoại của mình.
Lời kết
Trên đây là bài viết “nguyên quán là gì“, “quê quán là gì“, “trú quán là gì“. Qua bài viết chia sẻ này của mình, chắc là bạn đã có thể nắm rõ được nguyên quán, quê quán, trú quán của mình rồi phải không nào?. Đừng quên quay trở lại Tin nhanh Plus để có thể khám phá thêm những nội dung mới nhất, hấp dẫn, thú vị bạn yêu nhé! ❤
>> Gợi ý thêm dành cho bạn: