Nợ xấu là một thuật ngữ không còn xa lại gì trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, nợ xấu sẽ khiến cho độ uy tín của doanh nghiệp bị giảm xuống. Vậy nợ xấu là gì? Hãy cùng Tin nhanh Plus tìm hiểu về nợ xấu với bài viết ngay sau đây bạn nhé!
Mục lục bài viết
Nợ xấu là gì?
“Nợ xấu” chính là một khoản nợ khó đòi, người vay không có khả năng trả nợ khi đã đến thời hạn thanh toán trong các hợp đồng tín dụng, những khoản nợ không đòi được quá 90 ngày thì sẽ được coi là nợ xấu. Đối với những người vay có nợ xấu thì sẽ được ghi vào danh sách khách hàng nợ xấu tại hệ thống trung tâm tín dụng quốc gia Việt Nam CIC.
Nếu một cá nhân hoặc một tổ chức được ghi vào danh sách (Trung tâm tín dụng quốc gia Việt Nam CIC), sau này sẽ rất khó vay vốn của các bên cho vay tín dụng, ngân hàng.
Những cấp độ của nợ xấu ngân hàng
Khi bạn đã nắm rõ được “nợ xấu là gì” thì chúng ta sẽ tìm hiểu về 5 cấp độ nợ xấu của ngân hàng, bao gồm:
Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn
Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn sẽ được phân ra thành 3 loại như sau:
- Nợ trong thời hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi nợ đúng thời hạn cả gốc lẫn lãi
- Khoản nợ quá thời hạn dưới 10 ngày và có khả năng thu hồi được cả gốc lẫn lãi
- Khoản nợ được xếp vào nhóm nợ ít rủi ro, rủi ro thấp
Nhóm 2: Nợ cần phải chú ý
Nhóm nợ cần phải chú ý sẽ bao gồm:
- Khoản nợ đã quá hạn 90 ngày chưa thanh toán
- Khoản nợ đã được điều chỉnh lại thời hạn 1 lần và đang còn trong thời hạn
- Khoản nợ đã được phân vào nhóm có nguy cơ rủi ro thấp hơn hoặc cao hơn
Nhóm 3: Nợ dưới mức tiêu chuẩn
Nhóm nợ dưới mức tiêu chuẩn sẽ bao gồm:
- Khoản nợ đã quá thời gian thanh toán từ 91 – 180 ngày.
- Khoản nợ đã được gia hạn thời gian trả nợ lần đầu
- Khoản nợ được miễn hoặc không có khả năng trả nợ theo hợp đồng tín dụng
Nhóm 4: Nợ được nghi ngờ
Nhóm nợ được nghi ngờ sẽ bao gồm:
- Nợ quá hạn từ 181 – 360 ngày
- Nợ đã được cơ cấu, điều chỉnh lại thời hạn nợ lần đầu và đã quá hạn 90 ngày.
- Nợ đã được cơ câu, điều chỉnh lại lần 2 và đang trong thời hạn
Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn
Nhóm nợ có khả năng mất vốn bao gồm:
- Nợ đã quá thời hạn trên 360 ngày
- Nợ đã quá thời hạn lần đầu và đã cơ cấu lại tiếp tục quá thời hạn 91 ngày trở nên
- Nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2, quá hạn theo thời hạn cơ cấu lần thứ 2
>> Xem thêm: Ân hạn nợ gốc là gì? Những điều cần biết về ân hạn nợ gốc
Những ảnh hưởng do nợ xấu đến người vay như thế nào?
Đối với những khách hàng nằm trong nhóm nợ 3,4,5 sẽ rất khó vay vốn tín dụng, vay vốn ngân hàng khi chưa trả hết nợ gốc, nó ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của khách hàng. Chỉ khi nào khách hàng trở hết nợ + lãi thì lúc đó mới có thể tiếp tục vạy vốn.
Tất cả thông tin nợ xấu của khách hàng sẽ được lưu trữ tại (Trung tâm tín dụng quốc gia Việt Nam CIC), trong thời hạn từ 3 -5 năm, sau khi khách hàng đã thanh toán khoản vay cho phía ngân hàng.
Do đó, để tránh bị xếp vào danh sách nợ xấu của ngân hàng, thì bạn cần phải thanh toán khoản nợ đúng thời hạn, một khi rơi vào nhóm nợ xấu thì bạn sẽ rất khó có thể vay vốn sau này.
Những lý do phát sinh nợ xấu
Như ở bên trên mình đã đề cập “nợ xấu là gì“, tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu những lý do phát sinh nợ xấu, phát sinh nợ xấu sẽ bao gồm:
1. Do phía ngân hàng
Phía ngân hàng không đủ thông tin để đánh giá khách hàng, dẫn đến việc giải ngân cho khách hàng sai hiệu quả của khoản vay, hoặc xác định thời hạn của khoản vay không phù hợp với những phương án của khách hàng, dẫn đến việc khách hàng không có khả năng trả nợ.
Hiện tại, có nhiều ngân hàng cho vay với một mức giá ưu đãi, bỏ qua nhiều bước thẩm định, kiểm định ngành nghề kinh doanh của khách hàng, hiệu quả từ những ngành nghề kinh doanh đó… Điều này đã khiến cho nhiều khách hàng không thể thanh toán khoản vay của mình, dẫn đến nợ xấu.
2. Do phía người vay
- Người vay không có khả năng trả nợ, kinh doanh thua nỗ dẫn đến không thể thanh toán được khoản vay.
- Khách hàng quên hoặc cố tình chậm trễ trả khoản vay theo đúng thời hạn trong hợp đồng tín dụng
- Khách hàng không có đủ số tiền thanh toán trong thẻ tín dụng cho phía ngân hàng
- Kế hoạch chi tiêu của khách hàng vượt quá khả năng trả nợ
>> Xem thêm: Kênh phân phối trực tiếp là gì? Đánh giá ưu nhược điểm
Làm cách nào để tránh rơi vào tình trạng nợ xấu?
Khi bạn đã nắm rõ được “nợ xấu là gì“, thì bạn cần phải lưu ý để tránh rơi vào tình trạng nợ xấu. Để không rơi vào tình trạng nợ xấu thì các cá nhân hay tổ chức cần chú ý như sau:
Trước khi cho khách hàng vay tiền: Cần phải xác định rõ khả năng trả nợ của khách hàng, cần phải xác định được ngành nghề mà khách hàng đang kinh doanh, tài sản thế chấp… Sau đó cần cân đối mức chi tiêu và khả năng trả nợ của khách hàng.
Không nên cho khách hàng vay vượt quá số tiền mà khách hàng không có khả năng trả nợ, nên giải ngân cho khách hàng theo từng đợt, điều đó sẽ tránh được rủi ro cao hơn.
Nợ quá hạn có phải là nợ xấu không?
Để có thể xác định được khoản cho vay có phải là nợ xấu hay không thì các bên tài chính, ngân hàng cần dựa vào thời hạn mà khách hàng đã vay quá hạn. Sau đó, bạn cần nắm rõ được khái niệm “nợ xấu là gì“, xét theo nhóm 3,4,5 như ở bên trên mình đã nêu để xác định.
Nếu như khách hàng thuộc trong nhóm 3,4,5 mà đã vượt quá thời hạn thanh toán trên 90 ngày thì được xác định là khoản nợ xấu. Đới với nhóm 1,2 vượt quá thời hạn thanh toán 90 ngày thì đó không phải là nợ xấu.
Lời kết
Qua bài viết mà mình vừa chia sẻ chắc hẳn là bạn đã nắm rõ được khái niệm của “nợ xấu là gì” rồi phải không nào?. Để không bị ảnh hưởng đến quyền lợi từ vay vốn thì bạn cần tránh việc thanh toán khoản vay chậm trễ dẫn đến nợ xấu. Chúc bạn có thật nhiều thành công và công việc kinh doanh sẽ luôn thuận lợi! <3
>> Gợi ý thêm dành cho bạn: