Đụng chạm hay Đụng trạm đó là một điều băn khoăn của khá nhiều bạn hiện nay. Bài viết này Tin nhanh Plus sẽ chia sẻ đến bạn từ nào mới là từ đã được viết đúng.
Mục lục bài viết
Đụng chạm là gì?
Đụng chạm nghĩa là chạm vào, xung đột nhỏ, xâm phạm, xúc phạm người khác.
Ví dụ:
– Hai ô tô đụng chạm nhau
– Xảy ra đụng chạm
Đụng chạm hay Đụng trạm từ nào viết đúng chính tả?
Trong từ điển tiếng Việt chỉ có từ “Đụng chạm”, không có từ “Đụng trạm”, vì vậy từ đã được viết đúng chính tả ở đây sẽ là từ “Đụng chạm”, còn từ “Đụng trạm” sẽ là từ không được viết đúng chính tả.
Giải thích:
Đụng chạm: Trong đó từ “Đụng” sẽ có nghĩa là “chạm vào một cách bất ngờ”, còn từ “Chạm” ở đây có nghĩa là “tiếp xúc nhẹ, chạm vào”. Từ đó ta có thể xác định được từ “Đụng chạm” sẽ có nghĩa là chạm vào, xung đột nhỏ.
Đụng trạm là gì?
Đụng trạm: Trong đó từ “Đụng” cũng sẽ có nghĩa là “chạm vào một cách bất ngờ”, còn từ “Trạm” ở đây có nghĩa là “nhà làm ở từng chặng dọc đường, trạm nghỉ”. Từ đó chúng ta sẽ biết được từ “Đụng trạm” sẽ là từ không được viết đúng chính tả.
Một số ví dụ về từ đụng chạm
– Hai người họ đang xảy ra đụng chạm với nhau
– Hai chiếc xe máy đụng chạm với nhau trên đường
– Không thích người khác đụng chạm vào cơ thể
– Hội chứng sợ đụng chạm
– Anh em nhà xung đột đụng chạm nhau
– Đụng chạm đến quyền lợi cá nhân của người khác
– Khi nào có việc cần dùng thì mới đụng chạm đến số tiền đó
>> Xem thêm: Châm chước hay Châm trước đâu là từ viết đúng chính tả?
Nguyên nhân viết sai chính tả của từ đụng chạm
Sự nhầm lẫn đối với chính tả của từ đụng chạm là do cách phát âm không được chính xác, vì là phát âm không chính xác thế nên nhiều người hiện đang viết sai hoàn toàn về chính tả của từ đụng chạm.
Lỗi sai chính tả đối với từ đụng chạm được bắt gặp rất phổ biến trên một số mạng xã hội, đây được cho là sự nhầm lẫn hay gặp của từ đụng chạm trong giao tiếp của giới trẻ.
Làm thế nào để không bị nhầm lẫn giữa từ chạm và trạm
Để không viết sai chính tả, không bị nhầm lẫn giữa từ “chạm” và “trạm” thì bạn cần phải phát âm chuẩn đối với chính tả giữa “ch” và “tr”, điều này sẽ giúp cho bạn tránh được hoàn toàn lỗi viết sai chính tả giữa từ “chạm” và “trạm”. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng cách ghép từ và cách loại trừ để phân biệt giữa từ “chạm” và “trạm”.
Ví dụ:
– Chạm: tiếp xúc nhẹ, đụng khẽ (chạm tay người bên cạnh), động đến cái mà người khác gìn giữ, coi trọng (chạm cái đã nổi khùng, chạm vào lòng tự ái), gặp một cách bất ngờ (chạm địch, chạm trán, chạm mặt nhau).
– Trạm: nhà làm ở từng chặng dọc đường (trạm dừng chân), bộ phận nhỏ của một cơ quan chuyên môn đặt ở địa phương (trạm y tế), nhà, nơi để làm một nhiệm vụ nào đó (trạm thu phí).
Khi nào thì nên sử dụng từ đụng chạm
– Sử dụng từ đụng chạm để nói về sự mâu thuẫn của ai đó: Nếu như ai đó đã xảy ra mâu thuẫn, có những tác động qua lại với nhau thì bạn có thể sử dụng từ đụng chạm để nói về những mâu thuẫn đó. (Ví dụ: Hai người họ do những mâu thuẫn nhỏ dẫn đến đụng chạm).
– Sử dụng từ đụng chạm để nói về những va chạm giao thông: Nếu như hai phương tiện tham gia giao thông va chạm với nhau thì bạn có thể sử dụng từ đụng chạm để nói về sự va chạm giao thông đó. (Ví dụ: Hai phương tiện tham gia giao thông không quan sát nên đã đụng chạm với nhau).
– Sử dụng từ đụng chạm để nói về nỗi sợ đụng chạm: Bạn cũng có thể sử dụng từ đụng chạm để chia sẻ về nỗi sợ đụng chạm của một ai đó. (Ví dụ: Cô ấy sợ người khác đụng chạm vào cơ thể của mình).
Lời kết
Trên đây là nội dung chi tiết và hữu ích nhất giúp cho bạn có thể phân biệt được giữa từ đụng chạm hay đụng trạm từ nào mới thật sự là từ viết đúng, hi vọng là bạn có thể tự mình phân biệt được đâu là từ được viết đúng.
>> Gợi ý thêm dành cho bạn: