Feedback của khách hàng là một yếu tố giúp cho doanh nghiệp có thể biết được những điểm cần phải cải thiện, cũng như chất lượng của sản phẩm. Vậy Feedback là gì? Ý nghĩa của Feedback là gì?. Bài viết sau Tin nhanh Plus sẽ chia sẻ đến bạn ý nghĩa và tầm quan trọng của Feedback.
Mục lục bài viết
Feedback là gì?
“Feedback” chính là sự phản hồi của khách hàng về một sản phẩm, dịch vụ nào đó đang được kinh doanh, Feedback thông thường sẽ là những dòng bình luận, đánh giá của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ. Bên cạnh đó Feedback còn đến từ Email, tin nhắn, gọi điện…
Feedback là gì trên mạng xã hội
Đối với những chị em bán hàng online trên các nền tảng mạng xã hội, Feedback của khách hàng là một điều rất quan trọng, nó giúp cho mọi người có thể biết được sự phản hồi của khách hàng dành cho sản phẩm đó, từ đó tạo ra sự uy tín cho người bán hàng Online.
Bạn có thể dễ dàng bắt gặp những Feedback trên các trang mạng xã hội Facebook, Zalo, Tiktok, các trang thương mại điện tử… Thời đại của công nghệ nên việc bán hàng Online trở nên rất hot, Feedback sẽ giúp tạo ra sự tương tác giữa khách hàng và người bán hàng, từ đó người mua hàng có thể đọc được phản hồi để quyết định xem có nên mua hàng hay không.
Feedback tốt hay xấu?
Như bên trên mình đã chia sẻ đến bạn “Feedback là gì” tiếp theo hãy cùng mình tìm hiểu xem Feedback tốt hay xấu ngay sau đây bạn nhé!
Feedback (phản hồi của khách hàng) là một điều rất quan trọng giúp thúc đẩy hành vi mua hàng của người tiêu dùng, nếu như sản phẩm, dịch vụ nào đó có nhiều Feedback tốt thì đồng nghĩa với việc người tiêu dùng sẽ tin tương sản phẩm, dịch vụ đó hơn.
Đối với những Feedback đóng góp, nêu ra những điểm chưa tốt của sản phẩm, dịch vụ sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể dựa vào đó để hiểu được mong muốn của khách hàng, từ đó cải thiện sản phẩm theo hướng tốt hơn.
Ví dụ: Nếu như bạn mua một sản phẩm nào đó chưa tốt, bạn đã phải hồi lại với shop nhưng shop không trả lời, không thèm quan tâm đến ý kiến của khách hàng, điều này sẽ giúp cho những người mua hàng sau biết được để cân nhắc xem có nên mua hay không.
Tuy nhiên, Feedback cũng có nhiều mặt trái, có nhiều Shop đã nhờ người khác đánh giá tốt sản phẩm của mình tốt, điều này là lừa dối khách hàng, đó được xem là Feedback chưa tốt, nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng. Vì thế, khi quyết định mua hàng Online một sản phẩm nào đó thì bạn cần chú ý đến sự uy tín của shop bán hàng mà mình sẽ mua sản phẩm, hãy biết “chọn mặt để gửi vàng”…
>> Xem thêm: Những thói quen của người thành công
Ý nghĩa của Feedback là gì?
Feedback chính là sự phản hồi thông tin của khách hàng về những sản phẩm, dịch vụ mà họ đã mua và sử dụng. Feedback sẽ giúp đưa ra những ý kiến, những đóng góp cho sản phẩm, dịch vụ. Feedback có một ý nghĩa rất quan trọng đối với người bán hàng và người sắp mua hàng.
Đối với lĩnh vực kinh doanh, Feedback là một yếu tốt quyết định chất lượng của sản phẩm, được xem là một yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Những ý kiến đóng góp của khác hàng rất quan trọng, nó sẽ giúp cho doanh nghiệp cải tiến, củng cố sản phẩm của mình, từ đó giúp cho sản phẩm của doanh nghiệp có chỗ đứng trong lòng của khách hàng.
Phân loại các Feedback
Feedback sẽ được phân loại thành 3 loại Feedback đó là: Feedback tích cực, Feedback đóng góp, Feedback tiêu cực. Hãy cùng mình tìm hiểu về 3 loại Feedback này bạn nhé!
1. Feedback tích cực
Feedback tích cực là sự phản hồi tốt của khách hàng dành cho sản phẩm, dịch vụ của mình. Những Feedback tích cực nó giống như là một lời khen dành cho sản phẩm, dịch vụ, từ đó doanh nghiệp biết được khách hàng đang cảm thấy hài lòng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
2. Feedback đóng góp ý kiến
Đây là những Feedback rất có giá trị dành cho doanh nghiệp, những Feedback dạng này sẽ giúp cho doanh nghiệp biết được sản phẩm, dịch vụ của mình cần phải cải tiến, nâng cấp những vấn đề gì, từ đó tập trung vào hoàn thiện lại sản phẩm của mình, mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất, tạo thiện cảm với khách hàng.
3. Feedback tiêu cực
Đôi khi có nhiều shop bán hàng công bố sản phẩm một kiểu, khi bán ra một kiểu, điều này làm tổn thương khách hàng, lừa dối khách hàng, từ đó khách hàng để lại những Feedback tiêu cực, những Feedback tiêu cực này sẽ giết chết những shop bán hàng không nghiêm túc, đồng thời nó sẽ giúp cho những khách hàng sau không mua phải những sản phẩm kém chất lượng từ shop không uy tín.
>> Xem thêm: Cái giá của sự trưởng thành
Những cách để có được những Feedback tích cực
Để có được nhiều Feedback tích cực từ khách hàng thì bạn cần quan tâm đến chất lượng, giá thành của sản phẩm, một sản phẩm tốt có giá thành phải chăng thì chắc chắn khách hàng sẽ Feedback lại những điều rất tích cực.
Đã là bán hàng thì bạn tuyệt đối không được lừa dối khách hàng của mình, thời đại công nghệ nên khách hàng rất thông mình, nếu như bạn lừa dối khách hàng một lần thì chắc chắn bạn sẽ rất khó có thể kinh doanh tiếp, vì lòng tin của khách hàng chính là sự phát triển của doanh nghiệp.
Trước khi ra mắt, công bố một sản phẩm nào đó thì bạn cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường, nghiên cứu những điều khách hàng muốn từ sản phẩm, dịch vụ của bạn, từ đó sẽ giúp cho sản phẩm của bạn đáp ứng được những yêu cầu của người tiêu dùng, chắc chắn những Feedback của khách sẽ rất tích cực.
Cần phải làm gì khi nhận được những Feedback không tốt?
Feedback không tốt chính là liều thuốc độc giết chết đi việc kinh doanh của bạn, khi bạn đã nắm rõ được “Feedback là gì” thì bây giờ hãy cùng mình tháo gỡ, củng cố những Feedback không tốt ngay sau đây bạn nhé!
1. Không nên phản ứng tiêu cực với khách hàng của mình
Khi nhận được những Feedback tiêu cực thì bạn cần tìm hiểu xem nguyên nhân đến từ đâu, bạn không nên đổ lỗi cho khách hàng, không nên hành xử, phản ứng một cách thiếu kiểm soát, điều đó có thể sẽ để lại những ấn tượng không tốt cho khách hàng.
Nếu như bạn nhận thấy sai sót là do shop của mình, thì bạn cần xin lỗi khách hàng, tiến hành đổi trả cho khách hàng một sản phẩm mới, nó sẽ khiến cho khách hàng của bạn cảm thấy hài lòng và chắc chắn họ sẽ quay lại.
2. Nhìn lại những thiếu sót, những mặt chưa tốt của sản phẩm
Khi nhận được những Feedback tiêu cực thì bạn cần nhìn lại sản phẩm, dịch vụ của mình xem nó đã thật sự đáp ứng được nhu cầu của khách hàng chưa, bất cứ một sản phẩm, hay một dịch vụ nào cũng sẽ có những thiếu sót, sai sót. Vì thế, bạn không nên buồn về những Feedback tiêu cực, hãy cải thiện sản phẩm dịch vụ của mình tốt lên bạn nhé.
3. Cố gắng cải thiện những điều còn thiếu sót của sản phẩm
Nếu có quá nhiều những Feedback tiêu cực thì bạn cần nhìn lại những điểm chưa tốt, những điểm thiếu sót về sản phẩm, dịch vụ của mình. Hãy cố gắng hoàn thiện lại sản phẩm của mình, cố gắng đáp ứng được những mong muốn của khách hàng, từ đó khách hàng sẽ có niềm tin vào sản phẩm, dịch vụ của bạn, khi đó việc kinh doanh của bạn sẽ rất thuận lợi.
Lời kết
Vậy là mình vừa chia sẻ đến bạn bài viết “Feedback là gì“, “tầm quan trọng của Feedback là gì“, qua bài viết chia sẻ này của mình chắc hẳn là bạn cũng đã nắm rõ được ý nghĩa và tầm quan trọng của Feedback trong kinh doanh rồi phải không nào?. Hãy trở lại Tin nhanh Plus để tìm hiểu thêm những bài viết hấp dẫn, độc đáo, thú vị bạn yêu nhé! ❤
>> Gợi ý thêm dành cho bạn: