Trong xã hội hiện đại kỹ năng sống luôn là điều quan trọng nhất, điều đó sẽ giúp đánh giá được tính cách, phẩm chất của mỗi con người. Vậy khiêm tốn là gì? Tại sao phải khiêm tốn?. Bài viết sau, Tin nhanh Plus sẽ chia sẻ đến bạn đức tính khiêm tốn là gì?.
Mục lục bài viết
Khiêm tốn là gì?
“Khiêm tốn” là một đức tính đáng quý của mỗi con người, đức tính khiêm tốn được hiểu nôm na đó chính là phẩm chất đạo đức cao đẹp trong mỗi con người, khiêm tốn là một đức tính được biểu hiện bởi tình cảm, lương tâm, danh dự của mỗi con người. Đây cũng được xem là thái độ tự trọng, không tự cao tự đắc, ngạo mạn, khách quan trong việc đánh giá về ban thân của mình.
Những người có đức tính khiêm tốn thường là những người biết tôn trọng người khác, biết đề cao công lao cũng như ưu điểm của người khác. Đối với những người khiêm tốn, công lao, ưu điểm của mình sẽ chỉ là một việc bình thường, đó là thành tích chung của mọi người.
Người có đức tính khiêm tốn thường sống rất tình cảm, nhân ái, họ giàu lòng vị tha và không ghen ghét đố kị với người khác. Trong cuộc sống họ không tự cao tự đại, không hạ thấp năng lực của người khác, không tranh giành công lao của người khác. Người khiêm tốn thường có thái độ rất tế nhị, lễ độ, biết kính trên nhường dưới, biết tôn trọng mọi người, cách cư xử lịch sự, văn minh.
Những người có đức tính khiêm tốn họ thường rất tốt, luôn giúp đỡ mọi người, luôn đặt lợi ích của người khác lên hàng đầu, làm những việc có ích cho xã hội, cho đất nước.
Người khiêm tốn có sự công bằng trong mọi chuyện, họ không thiên vị cũng không bao che cho cái xấu, họ luôn chung thực, khách quan, đề cao công lao cũng như công sức của người khác. Những người khiêm tốn khác hoàn toàn so với những người hống hách, kiêu ngạo, mất lịch sự, thô bạo, vùi dập công lao của người khác, đây được xem là những người có tư tưởng chủ nghĩa cá nhân, luôn bắt mọi người phải tôn trọng mình.
Ý nghĩa của đức tính khiêm tốn?
Đến đây bạn đã hiểu được khiêm tốn là gì rồi phải không nào? Tiếp theo chúng ta sẽ nói về ý nghĩa của đức tính khiêm tốn.
- Trong công việc, người có đức tính khiêm tốn họ sẽ không khoe khoang với người khác, họ sẽ dành tất cả tâm huyết của mình vào công việc, họ luôn khiêm tốn để nhận được thành công.
- Người khiêm tốn họ sẽ luôn biết ơn về những điều mà người khác đã giúp đỡ mình, họ luôn thành kính và dành một vị trí cao nhất để tôn thờ những người đó.
- Người khiêm tốn họ luôn tôn trọng những người giỏi hơn mình, họ nhường nhịn, giúp đỡ những người kém hơn mình, người khiêm tốn họ luôn nhận được sự yêu quý của người khác.
- Người khiêm tốn họ luôn trau dồi để học hỏi, trau dồi để thành công, họ luôn nỗ lực trong thầm lặng để có thể đạt được những kết quả tốt nhất.
- Người khiêm tốn họ luôn hoàn thành các mục tiêu công việc của mình, họ là một người rất giữ chữ tín.
>> Xem thêm: Hướng nội là gì? Tính cách của người hướng nội
Những biết hiện của người khiêm tốn
Khi bạn đã biết được “khiêm tốn là gì” rồi, thì tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu đến những biếu hiện của người khiêm tốn.
1. Biết lắng nghe, biết thấu hiểu
Người khiêm tốn luôn biết lắng nghe ý kiến của người khác, họ luôn sẵn sàng ngồi hàng giờ đồng hồ để lắng nghe người khác nói, họ luôn biết cách thấu hiểu, làm những điều tốt nhất dành cho người khác.
2. Đưa ra những quyết định khó khăn một cách dễ dàng
Người khiêm tốn họ thường đặt lợi ích của người khác lên trên lợi ích của họ, vì thế họ thường rất được lòng của người khác. Khi đứng trước những quyết định họ thường sẽ dễ dàng đưa ra quyết định, đối với họ đạo đức và tình người luôn được đặt lên hàng đầu.
3. Người khiêm tốn luôn không ngừng học hỏi
Những người có đức tính khiêm tốn, họ thường không ngừng học hỏi, không ngừng trau dồi những kiến thức với người khác, đối với họ học không bao giờ là thừa, không bao giờ là đủ. Những người khiêm tốn họ luôn biết vị trí của mình ở đâu, họ luôn nỗ lực để có thể tốt hơn mỗi ngày.
4. Người khiêm tốn biết cách giúp đỡ người khác
Biểu hiện của người khiêm tốn chính là họ luôn biết cách cho đi, cố gắng giúp đỡ người khác bằng cả tấm lòng của mình, họ trọng tình cảm, không trọng vật chất, đối với họ sống cao đẹp chính là luôn biết cách để giúp đỡ người khác.
5. Họ không ngại dành những lời khen cho người khác
Người khiêm tốn họ rất đề cao năng lực của người khác, họ sẵn sàng dành lời khen cho người khác khi họ làm tốt một việc gì đó, nếu người khác giỏi hơn họ thì họ sẽ sẵn sàng học hỏi từ họ, không giấu giếm những điều mà họ không biết, không hiểu.
6. Người khiêm tốn luôn biết cách để có thể nhận biết được những tình huống
Người khiêm tốn họ nhận thức được những tình huống rất tốt, họ có khả năng nhìn thấy bằng cảm nhận của mình, họ sẵn sàng đối mặt với những tình huống xấu nhất, khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn họ sẽ luôn giữ được thái độ bình tĩnh và cố gắng tìm ra cách để giải quyết.
7. Người khiêm tốn luôn biết giữ mối quan hệ
Người khiêm tốn luôn giữ một mối quan hệ tốt với những người yêu mến họ, thay vì kiêu ngạo họ sẵn sằng giúp đỡ bạn bè của mình, sẵn sàng lắng nghe, đưa ra những lời khuyên cần thiết cho bạn bè của mình.
8. Người khiêm tốn biết chấp nhận giới hạn của bản thân
Quan niệm của người khiêm tốn là không có ai hoàn hảo cả, mỗi con người sẽ đều có những giới hạn của riêng mình, vì thế người khiêm tốn họ luôn nhận thức được giới hạn về bản thân của mình, họ biết được trình độ của mình đang ở đâu, từ đó họ biết chấp nhận và học hỏi.
9. Luôn nhận ra những khuyết điểm của mình
Người khiêm tốn luôn nhận ra được những khuyết điểm của mình, họ luôn lắng nghe những đóng góp của người khác và những điều chưa tốt của bản thân, từ đó họ sẽ cố gắng để sửa chữa, cũng như cố gắng để hoàn thiện những khuyết điểm đó.
>> Xem thêm: Gia trưởng là gì? Những biểu hiện của người đàn ông gia trưởng
10. Người khiêm tốn luôn có trách nhiệm rất cao
Thay vì đổ lỗi, lé tránh khi xảy ra một vấn đề gì đó, người khiêm tốn họ luôn nhận trách nhiệm thuộc về mình, họ sẵn sàng chấp nhận sai và khắc phục những lỗi lầm đó, đối với họ khi để xảy ra một sự việc thì mình phải có trách nhiệm, như thế mới là con người của họ.
11. Người khiêm tốn luôn đặt lợi ích của người khác lên hàng đầu
Người khiêm tốn họ không nghĩ quá nhiều đến lợi ích của bản thân, họ luôn đặt lợi ích của người khác lên hàng đầu, họ chủ động hạ mình để luôn được thân thiết với người khác, những người không có đức khiêm tốn thì họ sẽ làm ngược lại.
12. Không đẩy người khác vào thế khó
Người khiêm tốn họ không muốn tranh đua hay đẩy người khác vào những thế khó, họ chỉ muốn giúp đỡ, chỉ dạy người khác nếu như họ kém hơn mình, phương châm của họ “giúp người chính là giúp mình”.
Tại sao cần rèn luyện đức tính khiêm tốn
Như ở bên trên bạn đã biết được “khiêm tốn là gì”, bây giờ hãy cùng mình nêu ra những lý do tại sao lại cần phải rèn luyện đức tính khiêm tốn bạn nhé!.
- Người khiêm tốn cần phải có một thái độ bao dung, biết tôn trọng người khác, quan niệm sống phải luôn hướng đến những điều tốt đẹp.
- Người khiêm tốn cần phải có thái độ biết ơn, sống trọng tình cảm, luôn phải biết đền ơn đáp nghĩa, không nên rũ bỏ ơn nghĩa của người khác.
- Người khiêm tốn cần phải có thái độ lắng nghe, thể hiện sự thành kính đối với người khác.
- Người khiêm tốn cần phải nhận ra điểm chưa tốt của mình, biết tiếp thu ý kiến của người khác, biết cúi đầu nhận lỗi nếu như mình sai.
Lời kết
Khiêm tốn là một đức tính tốt mà mỗi chúng ta cần phải rèn luyện, những người có đức tính khiêm tốn thường được rất nhiều người yêu quý, cuộc sống của họ thường rất vui vẻ và may mắn. Chắc hẳn bạn đã hiểu hết được “khiêm tốn là gì” rồi phải không nào?. Xin chúc cho bạn có nhiều niềm vui và có được những thành công to lớn trong cuộc sống của mình! <3
>> Gợi ý thêm dành cho bạn: