Mỗi một vùng miền đều có những phương ngữ khác nhau, đó được gọi là bản sắc của vùng miền. Bạn đang thắc mắc khu mấn là gì? Trốc tru là gì?. Hãy cùng Tin nhanh Plus tìm hiểu ý nghĩa của từ khu mấn và trốc tru ngay sau đây bạn nhé!
Khu mấn là gì?
“Khu mấn” là phương ngữ tiếng Nghệ An, hãy cùng mình cắt nghĩa khu mấn là gì ngay sau đây!
- Khu: Có nghĩa là Mông
- Mấn: Có nghĩa là Váy
“Khu mấn” có nghĩa là phần mông mặc váy đen vải thô của các bà, các mẹ, các chị, các em tại vùng quên xứ Nghệ trong những năm 60, 70.
Trong thời kỳ đó, sau một ngày làm việc các bà, các mẹ sẽ ngồi lê hóng mát và buôn chuyện, không cần sử dụng ghế, các bà, các mẹ có thể đặt mông xuống bất cứ đâu để ngồi, có thể là bờ cỏ, gốc cây, sân đình… Vì thế phần vải chỗ mông thường nấm bẩn, đất bám dày cộm nhìn trông rất ghê.
Cụm từ “khu mấn” còn được người dân Nghệ An sử dụng với một nghĩa bóng để nói về giá trị, thái độ làm việc và đối tượng mà người nói không thích.
Ngoài ra, “khu mấn” còn là một loại quả của người Nghệ An, nếu như có dịp nào đó mà bạn đi du lịch hoặc tiếp xúc với người Nghệ An mà họ mời bạn ăn quả “khu mấn” thì bạn đừng có tin, họ đang trêu chọc bạn đó. Trái khu mấn không có thật, đó được xem là một tiếng lóng của người dân xứ Nghệ.
Một số ví dụ về từ khu mấn
Ví dụ:
A: Cậu xem cái áo này của tớ của đẹp không?
B: Nhìn như cái khu mấn vậy?. (có nghĩa là chiếc áo đó xấu).
Cụm từ “khu mấn” cũng được nói về sự nghèo khó.
Ví dụ:
A: Tớ nghe nói dạo này công việc của cậu phát triển giàu có lắm phải không?
B: Có cái khu mấn thôi cậu à. (Có nghĩa là bạn ấy không giàu có, chỉ đủ sống, thậm chí là nghèo khó)
Trốc tru là gì?
Khi bạn đã nắm rõ được “khu mấn là gì” thì hãy cùng mình đi tìm hiểu về ý nghĩa của cụm từ “trốc tru” ngay sau đây bạn nhé!
- Trốc: Có nghĩa là Cái đầu
- Tru: Có nghĩa là Con trâu
“Trốc tru” trong tiếng Nghệ An sẽ có nghĩa là “đầu trâu”, thường dùng để nói về những người có tính nghịch ngợm, bướng bỉnh, phá phách, lì lợm nói mãi mà không chịu nghe, không chịu thay đổi.
Tuy nhiên, “trốc tru” được người xứ Nghệ sử dụng mang một tính chất nhẹ nhàng, không phải là mắng mỏ, hay chửi bới, nó thường được sử dụng với mục đích là trêu đùa.
Một số từ liên quan đến từ “trốc tru” trong tiếng Nghệ An như, “trốc cúi” có nghĩa là “đầu gối”.
Khi nào thì nên sử dụng từ khu mấn và từ trốc tru
Nếu như bạn đã biết được “khu mấn là gì“, “trốc tru là gì” thì bạn cần chú ý đến cách sử dụng từ “khu mấn và trốc tru” để đúng với ngữ cảnh.
“Khu mấn và trốc tru” được xem là từ lóng của xứ Nghệ, nó mang tính chất vui vẻ, hài hước, không đặt nặng vấn đề “giáo dục hay phê phán”, vì thế bạn có thể sử dụng từ “khu mấn và trốc tru” để trêu chọc bạn bè của mình.
Một số phương ngữ của xứ nghệ mà chúng ta thường bắt gặp
Mỗi một vùng miền sẽ có những bản sắc và phương ngữ khác nhau, vì thế ngoài từ “khu mấn và trốc tru” xứ Nghệ còn rất nhiều những phương ngữ khác như:
STT | Phương ngữ xứ Nghệ | Ý nghĩa |
1 | Cái chủi | Cái chổi |
2 | Cái đọi | Cái bát |
3 | Cái cươi | Cái sân |
4 | Chưởi | Chửi |
5 | Cái vung/vàng | Cái nắp nồi |
6 | Cái nớ | Cái đó, cái kia |
7 | Cấy | Cái |
8 | Chao | Chúng tao |
9 | Trửa | Giữa, trên |
10 | Đàng | Đường |
11 | Bổ | Ngã |
12 | Trấp vá | Đùi |
13 | Hun | Hôn |
14 | Gưởi | Gửi |
15 | Tau | Tao, tớ |
16 | Hấn | Hắn, nó |
17 | Mi | Mày |
18 | Mần | Làm |
19 | Lũ bây | Các bạn |
20 | Trù | Trầu |
Lời kết
Xứ Nghệ luôn mang những bản sắc riêng, vì thế khi nhắc đến xứ Nghệ không chỉ có đặc sản cháo lươn mà còn cả những phương ngữ đậm đà bản sắc, tạo nên một nét riêng độc đáo của người xứ Nghệ. Đến đây chắc hẳn là bạn đã biết được “khu mấn là gì“, “trốc tru là gì” rồi phải không nào?. Mình hi vong bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về bản sắc văn hóa của người dân xứ Nghệ thân thương!
>> Gợi ý thêm dành cho bạn: