Phóng đại là gì? Nói quá là gì? Tại sao biện pháp phóng đại được sử dụng nhiều trong văn học và trong đời sống. Hãy cùng Tin nhanh Plus tìm hiểu về tác dụng, ý nghĩa của biện pháp phóng đại ngay sau đây bạn nhé!
Mục lục bài viết
Phóng đại là gì?
“Phóng đại” là một từ Hán Việt, có ý nghĩa là “nói quá” hoặc còn được gọi là “hoa trương”, “ngọa du”, “thậm xưng”. Đó chính là một phép tu từ phóng đại quá mức cần thiết, nói quá về tính chất của sự việc, cố gắng nhấn mạnh, tăng sự biểu cảm về một hiện tượng, sự việc nào đó.
Nói phóng đại được xuất hiện trong việc giao tiếp hàng ngày, phóng đại không phải là hình thức nói sai sự thật về một sự việc hiện tượng nào đó, mà chỉ đơn giản là nói quá, nói tăng mức độ của sự việc.
Ví dụ 1:
Mấy cô má đỏ hây hây
Đội bông như thể đội mây về trời
Vị dụ 2:
Cỏ non xanh tận trân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Ví dụ 3:
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
>> Xem thêm: Âm tiết là gì? Khái niệm và cấu trúc của âm tiết
Tác dụng của biện pháp phóng đại
Khi bạn đã nắm rõ được ý nghĩa, khái niệm “phóng đại là gì” thì hãy cùng mình tìm hiểu về tác dụng của biện pháp phóng đại trong văn học và trong cuộc sống hàng ngày ngay thôi bạn nhé!
1. Dùng để nhấn mạnh tâm trạng của một người
Phóng đại là một cách hiệu quả giúp cho một người có thể diễn tả hoặc nhấn mạnh cảm xúc của mình.
Ví dụ 1:
Khi một người nào đó đang buồn thì họ sẽ sử dụng từ “buồn” để diễn tả cảm xúc của mình. Nhưng họ muốn nhấn mạnh nỗi buồn của mình thì họ sẽ nói là “buồn nẫu ruột”, “buồn đến nao lòng”, có nghĩa là họ đang rất buồn.
Ví dụ 2:
Khi một người nào đó mất đi một thứ gì đó, họ sẽ dùng từ “tiếc” để bày tỏ cảm xúc, nhưng họ muốn nhấn mạnh thành “tiếc đứt ruột”, có nghĩa là họ đang rất là tiếc khi vừa mất đi thứ quan trọng gì đó.
2. Dùng để khắc sâu bản chất của đối tượng
Sử dụng từ phóng đại để khắc sâu đối tượng có cơ sở, không phải là nói sai sự thật về đối tượng đó, thông qua cách diễn đạt này sẽ giúp cho người nói tăng sức biếu cảm, giúp tạo ra sự ấn tượng mạnh.
Ví dụ:
Anh kia trông thế mà “mình đồng da sắt”. Có nghĩa là nói về anh ấy có một cơ thể khỏe mạnh, phi thường, lực lưỡng, cứng rắn trước mọi tác động từ môi trường.
3. Dùng để tạo ra sự sinh động cho nối diễn đạt
Hầu hết các tác phẩm văn học, cao dao tục ngữ ngày xưa thường sử dụng biện pháp tu từ nói quá, nói phóng đại. Khi sử dụng đúng cách, sẽ làm cho lối diễn đạt thêm sinh động, nổi bật.
Phóng đại là một phép tu từ thường được sử dụng phổ biến trong văn học và cuộc sống, điều này sẽ giúp cho tính chất của sự việc gợi hình, gợi cảm cao. Tuy nhiên, biện pháp tu từ phóng đại không phải lúc nào cũng nên sử dụng trong văn nói và văn viết.
Có nên sử dụng từ phóng đại trong cuộc sống?
Trong cuộc sống biện pháp tu từ phóng đại vẫn được sử dụng rộng rãi hàng ngày, điều này sẽ giúp tăng mức độ của sự việc. Khi bạn đã nắm rõ “phóng đại là gì” thì hãy cùng mình phân tích xem có nên sử dụng biện pháp tu từ phóng đại trong cuộc sống không bạn nhé!
Trong cuộc sống chúng ta vẫn thường thấy nhiều người nói quá, nói phóng đại một sự việc, một hiện tượng nào đó quá mức cần thiết.
Ví dụ: Có nhiều người nói mức thu nhập của họ rất cao, nhưng thực tế thì thua nhập của họ lại rất thấp. Họ thường nói quá lên để cho người khác cảm thấy ngưỡng mộ.
Tuy nhiên, cũng có nhiều người sử dụng biện pháp tu từ phóng đại để diễn tả cảm xúc vui, buồn của mình.
Ví dụ: Hôm nay mình được một người bạn tặng quà, món quà này làm cho mình vui không thể ngủ được.
Bạn có thể sử dụng biện pháp tu từ phóng đại, nói quá để cho cuộc sống bớt tẻ nhạt hơn, tuy nhiên bạn cần chú ý không nên nói phóng đại quá mức, điều này sẽ rất “lố” và có nhiều người sẽ cho là bạn đang “nổ”.
Lời kết
Trên đây là bài viết “phóng đại là gì“, chắc hẳn qua bài viết chia sẻ này của mình nó đã giúp cho bạn có thể nắm rõ được ý nghĩa, khái niệm của việc nói phóng đại, nói quá rồi phải không nào?. Cuối cùng, mình xin chúc cho bạn có thật nhiều niềm vui trong cuộc sống tươi đẹp của mình! ❤
>> Gợi ý thêm dành cho bạn: