Nếu là một người miền Bắc thì chắc hẳn là bạn đã từng nghe đến từ “rét nàng Bân” rồi phải không nào? Vậy rét nàng Bân là gì?. Bài viết dưới đây Tin nhanh Plus sẻ giải đáp đến bạn tại sao lại gọi là rét nàng Bân.
Rét nàng Bân là gì?
“Rét nàng Bân” là một cách gọi của người miền Bắc về đợt rét cuối cùng của mùa xuân, thường xảy ra vào khoảng tháng 3 âm lịch. “Rét nàng Bân” là một đợt rét đậm, thường kéo dài và kèm theo mưa nhỏ, mưa phùn, đây là đặc điểm của đợt không khí lạnh cuối cùng không chỉ là kéo xuống phía nam, mà nó có hơi hướng lệch về phía Đông gần Vịnh Bắc Bộ, đưa hơi nước từ biển vào, vì thế “rét nàng Bân” thường kèm theo mưa.
Thông thường, sau đợt “rét nàng Bân” vào tháng 3 thì sẽ không có một đợt rét đậm nào nữa, trong khoảng thời gian sau đó thời tiết sẽ trở nên ấm hơn.
Tại sao lại được gọi là rét nàng Bân
Rét nàng Bân được xuất phát từ một câu chuyện được lưu truyền từ thời xa xưa. Chuyện được kể rằng, nàng Bân chính là cô con gái của Ngọc Hoàng, tuy nhiên khác với những người chị khác, nàng Bân thường khá vụng về và chậm chạp. Tuy nhiên, nàng Bân vẫn được Ngọc Hoàng và Vương Mẫu của mình hết mực yêu chiều, thương yêu.
Ngọc Hoàng và Vương Mẫu vì thấy con gái của mình chậm chạp nhưng lại không biết phải làm như thế nào, vì thế hai vị đã bàn nhau để lấy chồng cho nàng, để cho nàng biết thêm những công việc về nội trợ.
Chồng của nàng Bân cũng là một người ở trên thế giới nhà trời. Nàng Bân hết mực yêu thương chồng của mình. Khi trời chuyển rét, nàng định tâm may cho người chồng của mình một chiếc áo ngự hàn.
Tuy nhiên, vì quá vụng về mà nàng Bân cứ loay hoay mãi, tìm được cái nọ thì lại thiếu cái kia, se được chỉ thì lại thiếu kim, khi dệt vải thì lại hỏng. Khi trời đã sắp sang xuân mà nàng Bân mới chỉ may được 2 tay áo cho chồng.
Nhưng nàng vẫn không bỏ cuộc, vẫn cố gắng kiên trì để dệt áo cho chồng, nhưng khi dệt xong thì đã sang tháng 3, lúc này trời đã hết rét. Nàng Bân buồn lắm, thấy con gái của mình u sầu, Ngọc Hoàng mới gạ hỏi nàng. Khi biết được chuyện, Ngọc Hoàng đã cảm động trước tình cảm của con gái mình dành cho chồng, nên đã làm cho trời rét trở lại mấy hôm để cho người chồng của nàng có thể mặc thử áo.
Từ đó, hàng năm vào tháng 3 tuy đã hết rét, nắng ấm đã tới, nhưng trời lại đột ngột trở lạnh mấy hôm, lúc đó sẽ được gọi là rét nàng Bân. Tục ngữ có câu như sau: “Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân” là vì thế.
Đến đây chắc là bạn đã hiểu được “rét nàng Bân là gì” rồi phải không nào?. Tuy nhiên, cũng có một bản dịch khác lại cho rằng, nàng Bân chỉ là một người con gái bình thường, hiền lành, chịu khó, nhưng tính tình thì lại rất tỉ mỉ, nên có phần chậm chạp.
Nàng lấy chồng vào đầu mùa đông, khi công việc gặt hái đồng áng đã xong. Vì thấy người chồng của mình thiếu chiếc áo ấm, nên nàng đã bắt đầu quay tơ để tiến hành dệt áo ấm cho chồng của mình.
Tuy nhiên, vì nàng quá kỹ lưỡng nên công việc chuẩn bị có phần rườm rà, tốn nhiều thời gian, tuy trời đã bước sang xuân nhưng nàng mới chỉ may được cổ áo. Người xưa có câu ca:
- Nàng Bân đan áo cho chồng
- Đan 3 tháng ròng mới được cổ tay
Phải sang tận đến tháng 3 nàng Bân mới hoàn tất việc may áo ấm cho chồng, tuy nhiên khi may xong áo thì trời lại nắng ấm. Nàng Bân rất buồn, bao nhiêu công sức của mình đã bị gạt bỏ, tiếng khóc của nàng đã được Ngọc Hoàng nghe thấu, cảm động vì sự yêu thương của nàng dành cho người chồng của mình.
Ngay lập tức Ngọc Hoàng đã cho hai vị Nam Tào và Bắc Đẩu đến để điều tra rõ nội tình. Sau khi biết được câu chuyện, Ngọc Hoàng đã thương cảm cho tấm lòng của người con gái đức hạnh, yêu thương chồng.
Vì thế, Ngọc Hoàng đã ban lệnh cho Nam Tào và Bắc Đẩu hàng năm cứ đến tháng 3 âm lịch, trời sẽ trở rét lại vài ngày, để cho những người con gái may áo ấm cho chồng của mình như nàng Bân có thể mặc thử áo ấm cho chồng. Rét chỉ kéo dài có mấy ngày, nên sẽ không ảnh hưởng đến quy luật của tự nhiên.
Từ đó, mà cứ mỗi khi đến tháng 3 âm lịch hàng năm sẽ có một đợt rét đậm, đợt rét đậm này chỉ kéo dài có vài ngày, đây cũng được xem là đợt rét cuối cùng của mùa đông.
>> Xem thêm: Gió chướng là gì? Đặc điểm của gió chướng
Rét nàng Bân kéo dài trong bao lâu?
Nếu bạn đã biết được “rét nàng Bân là gì” thì hãy cùng mình tìm hiểu xem rét nàng Bân thường sẽ kéo dài trong bao lâu bạn nhé!
Rét nàng Bân thường xảy ra vào tháng 3 âm lịch hàng năm, đây được xem là đợt rét mạnh nhất trong tháng 3 âm lịch, đợt rét này chỉ kéo dài trong vài ngày, rét nàng Bân thường sẽ kèm theo mưa, trời buốt. Vì thế, mới có câu ca “Rét tháng 3 bà già chết cóng”.
Lời kết
“Rét nàng Bân” là đợt rét đậm cuối cùng của tháng 3, vì thế đợt rét này thường không kéo dài nhưng lại kèm theo mưa. Đến đây chắc hẳn là bạn đã nắm rõ được “rét nàng Bân là gì” rồi phải không nào?. Hi vọng bài viết mà mình vừa chia sẻ đã giúp bạn có thể nắm rõ được ý nghĩa của rét nàng Bân tháng 3.
>> Gợi ý thêm dành cho bạn: