Có thể bạn không biết người Ai Cập cổ đại đã xây dựng lên kim tự tháp mà đến bây giờ khoa học vẫn chưa giải thích được tại sao có thể làm được, điều này cũng đủ chứng minh rằng người Ai Cập cổ đại giỏi về hình học như thế nào. Vậy tại sao người Ai Cập giỏi về hình học, hãy cùng Tin nhanh Plus khám phá điều này ngay thôi bạn nhé.
Mục lục bài viết
Tại sao người Ai Cập giỏi về hình học
Người Ai Cập cổ đại thường chọn sống ở những nơi có khí hậu ấm áp, ở gần những con sông lớn để dễ dàng lấy nước, từ đó nền văn minh Ai Cập cổ đại ra đời. Nền văn mình Ai Cập cổ đại nằm ở phía Đông Bắc Châu Phi nằm dọc hai bên bờ sông Nin.
Vậy “tại sao người Ai Cập giỏi về hình học”?. Thời đó nước sông Nin lên xuống thất thường đã xóa đi ranh giới giữa các mảnh rộng, điều này bắt buộc người Ai Cập phải đo đạc và tính lại diện tích mảnh ruộng một cách chính xác.
Khi xây dựng lên kim tự tháp, người Ai Cập cổ đại phải đo được chính xác chiều cao, thì mới có thể xây dựng được kim tự tháp. Do làm việc thuần thục trong nhiều năm, vì thế họ rất giỏi về hình học, đây là tiền đề để Ai Cập có thể xây dựng lên được kim tự tháp vĩ đại.
>> Xem thêm: Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh
Khám phá những nền văn minh Ai Cập cổ đại
Nền văn minh Ai Cập được hình thành từ rất sớm, điều này đã giúp cho họ có nhiều sự phát triển cũng như khẳng định được vị thế của mình. Dưới đây là những nền văn mình Ai Cập cổ đại.
Nền văn minh về nông nghiệp
Người Ai Cập cổ đại sống chủ yếu ở bên hai bờ sông Nin, vì thế họ đã dựa theo quy luật nước dâng để có thể sản xuất nông nghiệp, hai bên bờ sông Nin được bồi đắp phù xa rộng lớn, điều này là nền móng xây dựng lên nền văn minh nông nghiệp Ai Cập cổ đại.
Ngoài ra, sông Nin là tuyến đường giao thông huyết mạch, giúp cho người Ai Cập cổ đại có thể dễ dàng di chuyển, từ đó nối các vùng lại với nhau, tạo nên những hoạt động giao thương, giúp vận chuyển hàng hóa chủ chốt.
Do đó, sông Nin chính là nơi đã tạo ra nền văn minh Ai Cập cổ đại, là cái nôi để hình thành lên nền văn minh nhân loại. Nếu bạn chưa từng đến dòng sông Nin thì sẽ không biết được nền văn minh Ai Cập cô đại tuyệt vời như thế nào, đó là một kì quan vĩ đại của nhân loại.
Lịch sử hình thành lên nền văn minh Ai Cập cổ đại
Ai Cập cổ đại ra đời vào khoảng thiên niên kỉ thứ IV trước công nguyên (TCN). Sau một chặng đường hình thành và phát triển, năm 30 TCN Ai Cập đã bị người La Mã xâm chiến, sụp đổ. Khi đó người có quyền lực tối cao nhất Ai Cập cổ đại là Pha-ra-ông, ông được coi là con trai của vị thần Ra (Thần mặt trời).
Trong đó, vị vua thứ 18 của vương chiều là Tu-tan-kha-môn, ông lên ngôi khi chỉ mới 9 tuổi và mất năm 18 tuổi. Khi khai quật những lăng mộ người ta đã tìm thấy chiếc quách vàng có tạc tượng vị vua Tu-tan-kha-môn.
Nền văn minh chữ viết
Người Ai Cập cổ đại có nền văn minh chữ viết từ khá sớm, chữ viết được sử dụng là chữ tượng hình. Chữ viết cổ đại được tìm thấy chủ yếu là hình con người, hình động vật, hình mặt trăng, hình các chòm sao, mặt trời…
Những thời kỳ đầu người Ai Cập cổ đại đã viết chữa lên đá, gỗ, vải, da, gốm… Sau này phát triển được công nghệ làm giấy, người Ai Cập cổ đại chủ yếu viết lên giấy, giấy mà người Ai Cập cổ đại sử dụng được làm từ cây papyrút, đây là một loại cây dạng sợi được mọc nhiều ở dòng sông Nin.
Việc phát minh ra giấy được xem là biểu tượng quyền lực của người Ai Cập cổ đại, họ thường không chia sẻ những bí quyết làm giấy cho những người ngoại bang. Việc này để khẳng định quyền lực của người Ai Cập cổ đại.
>> Xem thêm: Tại sao gọi là bánh bò
Nền văn minh y học
Người Ai Cập cổ đại nổi tiếng về khả năng ướp xác, vì thế họ rất giỏi về giải phẫu cơ thể người. Đối với người Ai Cập cổ đại họ tin vào thần linh, tin vào sự bất tử của con người, vì thế họ đã ướp xác và cất giữ vào bên trong kim tự tháp, để chờ đợi linh hồn được tái sinh.
Không chỉ giỏi về giải phẫu mà công nghệ ướp xác của người Ai Cập cổ đại còn rất tiên tiến, cho đến tận bây giờ khi khai quật những ngôi mộ cổ, những xác ướp của những vị vua gần như vẫn còn nguyên vẹn.
Nền văn minh kiến trúc điêu khắc
Có lẽ khi nhắc đến nền văn minh Ai Cập cổ đại thì không ai là không biết về những “kim tự tháp” đồ sộ, hiên ngang. Kim tự tháp có ý nghĩa là tháp hình chữ Kim, bao gồm một hình chóp đáy hình vuông, 4 mặt phía bên ngoài là 4 hình tam giác đều. Điều này tượng chưng cho sự cấu thành lên vũ trụ: Thiên Hỏa, Đại Thủy, Thần Phong, Thổ Mộc.
Sau gần 5000 năm kim tự tháp cổ đại vẫn hiên ngang tồn tại, với lòng tin vào thần linh và niềm tin của sự hồi sinh bất tử, các Pha-ra-ông đã cho xây dựng những kim tự tháp khổng lồ kiên cố để giữ và bảo quản xác ướp sau khi chết.
Người ta đã tìm thấy khoảng hơn 130 kim tự tháp, trong đó kim tự tháp Giza được xem là vĩ đại nhất, đây là 7 kỳ quan cuối cùng của nền văn minh Ai Cập cổ đại được tìm thấy.
Những kim tự tháp khổng lồ sừng sững đã chứng minh rằng trí tuệ của con người là vô hạn, cùng với ý trí, khối óc, bàn tay của người Ai Cập cổ đại đã tạo nên một kỳ quan vĩ đại. Khẳng định rằng “không có gì là không thể, kim tự tháp sẽ trường tồn mãi với thời gian”.
Một số câu hỏi về nền văn minh Ai Cập cổ đại
Vì sao thời Ai Cập cổ đại lại gỏi về hình học?
– Đáp án A: Phải đo lại ruộng đất và xây dựng các công trình đền tháp
– Đáp án B: Phải chia phân ruộng đất cho nông dân
– Đáp án C: Phải xây dựng các công trình kiến trúc
– Đáp án D: Phải xây dựng các công trình thủy lợi
Câu trả lời: Đáp án A là đáp án chính xác.
Thời Ai Cập cổ đại giỏi về hình học là vì họ phải đo lại ruộng đất và xây dựng các công trình kim tự tháp, vì làm việc trong nhiều năm nên người Ai Cập cổ đại đã quen thuộc với cách đo đạc, đo chiều cao nên họ rất giỏi về về hình học.
Kết luận
Trên đây là bài viết giải đáp “tại sao người Ai Cập giỏi về hình học“, mình hi vọng bạn đã có thể hiểu hơn về nền văn minh Ai Cập cổ đại và đặc biệt là biết được tại sao người Ai Cập lại giỏi về hình học.
>> Gợi ý thêm dành cho bạn: