Nếu như bạn là một người yêu thích nước Nhật thì có lẽ sẽ không còn xa lạ gì với thuật ngữ “Wibu”, vậy Wibu là gì? Tại sao Wibu lại nổi tiếng trên cộng đồng mạng. Hãy cùng Tin nhanh Plus tìm hiểu về thuật ngữ Wibu ngay sau đây bạn nhé!
Mục lục bài viết
Wibu là gì?
“Wibu” thực ra là một từ đã được Việt hóa của từ “Weeaboo” trong tiếng Anh, “Wibu” là một từ lóng có tính chất miệt thị đối với những người “cuồng” văn hóa Nhật một cách tiêu cực, quá mức.
Những người này dù không phải là người Nhật nhưng họ lại đam mê và cuồng “manga và anime” qua mức, họ được những người Việt Nam gọi là “nửa mùa”, vì họ là một người không hiểu gì về văn hóa của đất nước Nhật Bản nhưng lại muốn thể hiện mình với mọi người xung quanh về văn hóa của Nhật Bản.
Từ Wibu được xuất phát từ đâu?
Từ “Weeaboo” được xuất phát từ “Wannabe Japanese” có nghĩa là “muốn trở thành một người Nhật”, thuật ngữ này ám chỉ những người nước ngoài da trắng có niềm đam mê quá mức với văn hóa Nhật Bản đặc biệt là truyện tranh manga, phim hoạt hình anime.
Từ wapanese được xuất hiện nhiều tại trang web 4chan vào đầu thập niên của những năm 2000, “wapanese” có ý nghĩa miệt thị những người không ở Nhật Bản nhưng lại có niềm đam mê mãnh liệt với manga và anime.
Khi bị người dùng lạm dụng quá nhiều từ “wapanese”, điều này đã khiến cho admin của trang web 4chan phải can thiệp và đổi sang từ “weeaboo”. Khi được du nhập vào Việt Nam “weeaboo” đã được Việt hóa thành “Wibu”. Thuật ngữ “Wibu” có ý nghĩa miệt thị những người quá cuồng văn hóa Nhật Bản, họ coi văn hóa Nhật Bản như là văn hóa của quốc gia họ.
Wibu và Otaku có giống nhau hay không?
Khi bạn đã nắm rõ được ý nghĩa “Wibu là gì” thì chúng ta sẽ tìm hiểu xem “Wibu” và “Otaka” có giống nhau hay không bạn nhé!
Có nhiều người vẫn hãy nhầm lẫn cho rằng “Wibu” và “Otaka” là hai thuật ngữ hoàn toàn giống nhau, điều đó là hoàn toàn sai lầm. Sự phát triển vượt bậc của phim hoạt hình “Manga” và “Anime” đã khiến cho không ít người nghĩ rằng “Wibu và Otaka” là hai từ dùng để nói về văn hóa Nhật Bản.
Tuy nhiên, “Wibu” là một từ có ý nghĩa miệt thị những người quá cuồng văn hóa Nhật Bản, còn “Otaku” có nghĩa là “ngôi nhà”. Ý nói những người đam mê một cái gì đó mà họ không thể rời khỏi ngôi nhà của mình.
Có thể được hiểu là họ quá đam mê hoạt hình Anime và truyện tranh Manga nên không thể rời bỏ được ngồi nhà của mình, hoặc cũng có thể họ là những người mê game, họ muốn sống trong thế giới ảo của họ. Cho đến nay thuật ngữ “Otaku” vẫn được dùng để nói về những người chỉ ru rú ở trong nhà, không ra khỏi nhà…
>> Xem thêm: Mùa hoa say đắm lòng người ở Hàn Quốc
Từ Wibu đã được sử dụng đúng cách chưa?
Có nhiều người tại Việt Nam sử dụng từ “Wibu” khi một ai đó khen ngợi, tôn vinh nước Nhật thì sẽ đều được gắn cái mác “Wibu”, có nghĩa là cuồng Nhật, đội nước Nhật lên trên đầu. Hầu hết các bạn trẻ tại Việt Nam đều hiểu “Wibu” có ý nghĩa là miệt thị đối với những người quá cuồng Nhật, quá coi trọng nước Nhật.
Bản chất thật sự của từ “Wibu” là miệt thị, mỉa mai một người nào đó, nếu như bạn sử dụng từ “Wibu” quá nhiều có thể sẽ khiến cho người khác bị tổn thương, ảnh hưởng đến tâm lý của họ. Thực chất thì “văn hóa Nhật” cũng có nhiều điều thú vị khiến cho những người yêu cái đẹp bị mê hoặc.
Do đó, có thể có nhiều người thật sự yêu thích văn hóa và con người của Nhật Bản mà bạn lại sử dụng từ “Wibu”, thì đó được xem là hơi quá đối với họ. Không nên sử dụng từ “Wibu” cho mục đích mỉa mai, miệt thị người khác bạn nhé. Mỗi người đều có một niềm đam mê riêng, hãy tôn trọng niềm đam mê trong con người của họ để cuộc sống được trở nên tốt đẹp hơn bạn nhé!
Lời kết
“Wibu” là một tiếng lóng, vì thế bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi sử dụng thuật ngữ này bạn nhé. Đến đây chắc hẳn là bạn đã nắm rõ được thuật ngữ “Wibu là gì” rồi phải không nào?. Mình chúc bạn có thật nhiều niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống, hãy cười thật nhiều lên bạn nhé! <3
>> Gợi ý thêm dành cho bạn: